Dự kiến đến ngày 7/2, hơn 17,1 triệu học sinh đến trường
Ngày 28/1, Bộ GD&ĐT đã thông tin về tình hình dạy học của các địa phương và những chỉ đạo của Bộ về việc mở cửa trường học. Theo Bộ GD&ĐT, tính đến 17h ngày 25/1, cả nước có 14 tỉnh, thành phố cho học sinh trực tiếp đến trường; 30 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, trực tuyến, qua truyền hình; 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Tổng số học sinh đến trường là gần 15,7 triệu học sinh (chiếm tỷ lệ 69,3%).
Dự kiến, đến ngày 7/2, cả nước sẽ có hơn 17,1 triệu học sinh được đến trường (chiếm tỷ lệ 75,71%), trong đó: Khối Mầm non có 51/63 tỉnh, thành phố với hơn 3,7 triệu trẻ em đến trường (chiếm tỷ lệ 73,29%); khối Tiểu học có 53/63 tỉnh, thành phố với hơn 6,2 triệu học sinh đến trường (chiếm tỷ lệ 69,84%); khối Trung học cơ sở có 57/63 tỉnh, thành phố với gần 4,5 triệu học sinh đến trường (chiếm tỷ lệ 78%); khối Trung học phổ thông có 63/63 tỉnh, thành phố với gần 2,8 triệu học sinh đến trường học, (đạt tỷ lệ 100%).
Riêng khối Đại học, Cao đẳng, khoảng 91% số trường có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.
Diễn tập công tác đón học sinh trở lại trường học tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) |
Được biết, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ngày 15/10/2021, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục với tinh thần chung là thích ứng, linh hoạt, đảm bảo an toàn để thúc đẩy việc mở cửa trường học. Theo đó các địa bàn có nguy cơ thấp hoặc trung bình (cấp độ 1, 2) cho học sinh tới trường học trực tiếp, thực hiện nghiêm túc các quy định, tiêu chí đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã được ban hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế; đồng thời tiếp tục củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin để sẵn sàng chuyển trạng thái sang các hình thức học trực tuyến kết hợp truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tiếp đó, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 5766/BGDĐT-GDTH ngày 13/12/2021 hướng dẫn tổ chức dạy học và đánh giá học sinh Tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 và Công văn 5969/BGDĐT-GDMN ngày 20/12/2021 về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non. Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn các địa phương rà soát, sắp xếp, bổ sung nguồn lực cho công tác y tế trường học; đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có đầu mối y tế trường học thường trực để triển khai các nhiệm vụ phối hợp với ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch, tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại, ngày 19/1/2022, Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục với sự tham dự của các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện, ngành Giáo dục, ngành Y tế các địa phương trong cả nước.
Tại Hội nghị này, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, đại diện Bộ Y tế, đại diện các địa phương đã phân tích các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa trường học, đồng thời thống nhất việc mở cửa trường học là yêu cầu cấp thiết tại thời điểm hiện tại và phải được làm sớm nhất ngay sau Tết Nguyên đán.
Ngày 24/1/2022, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 283/BGDĐT-GDTC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc mở cửa trường học, trong đó, căn cứ tình hình dịch tại địa phương (tính đến địa bàn cấp xã/phường) chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2/2022.
Tiếp theo Công văn này, ngày 27/1/2022, Bộ GD&ĐT tiếp tục có Công văn số 351/BGDĐT-GDTC gửi các Sở GD&ĐT về việc báo cáo công tác tổ chức dạy học trực tiếp và đảm bảo an toàn cho người học tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT triển khai nghiêm túc, hiệu quả Công văn số 283/BGDĐT-GDTC ngày 24/1/2022 về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nắm bắt thông tin từ phía phụ huynh học sinh về việc cho trẻ em, học sinh (đặc biệt là trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học) trở lại trường học trực tiếp.
Cùng ngày, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung từ cuốn Sổ tay đã được ban hành ngày 23/11/2020). Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Tổ chức Y tế thế giới.
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, từ ngày 8/2/2022, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Học viện có liên kết dạy văn hóa kết hợp dạy nghề trên địa bàn Thành phố sẽ trở lại trường học trực tiếp. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, thành phố Hà Nội chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, 2; các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến. Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 ở nhà học trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em. Các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày và không tổ chức bán trú. Tính đến ngày 28/1, các quận, huyện, thị xã và các trường học trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học theo kế hoạch. Hầu hết các đơn vị đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường tổ chức vệ sinh, phun khử khuẩn; rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức dạy học trực tiếp… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8
Xã hội 25/10/2024 18:13