Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT
Rà soát hợp đồng BOT
Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa có Văn bản 3626 thống nhất đề nghị của Nhóm Công tác liên ngành và các sở ngành liên quan về chủ trương thực hiện quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng BOT dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Nhhều hạng mục dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương thi công dang dở. |
UBND Thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Cơ quan thực hiện giám sát Nhà nước) khẩn trương phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các đơn vị liên quan rà soát hợp đồng BOT dự án đã ký kết, nghiên cứu quy định pháp luật liên quan và tình hình thực tế triển khai dự án; tham mưu, đề xuất về việc thanh toán các chi phí liên quan, đảm bảo hợp lý, hợp pháp khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án đã ký kết; báo cáo kết quả cho UBND Thành phố và Nhóm Công tác liên ngành trước ngày 15/7/2024.
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.HCM giao nhiệm vụ khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất và dự thảo Công văn của UBND Thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn thủ tục thực hiện đơn phương chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đã ký kết, hoàn thành trước ngày 10/7/2024.
Đồng thời UBND TP.HCM cũng giao Thanh tra Thành phố khẩn trương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, xem xét, có ý kiến đối với Báo báo tình hình chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đã ký kết của Nhóm Công tác liên ngành nhằm đảm bảo chặt chẽ, hạn chế thiếu sót các thủ tục, trách nhiệm (nếu có); tham mưu, đề xuất UBND Thành phố trước ngày 15/7/2024.
“Trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, giao Nhóm Công tác liên ngành (do Sở Giao thông vận tải làm Trưởng nhóm) tham mưu, đề xuất UBND Thành phố về đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án đã ký kết, hoàn thành trong tháng 7/2024”, Văn bản chỉ đạo 3626 của UBND TP.HCM nêu rõ.
Hàng loạt vi phạm nghiêm trọng của nhà đầu tư
Trong dự án này, nhà đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (về sau đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh), thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH đầu tư BOT TP.HCM - Trung Lương.
Hạng mục dầm cầu bỏ hoang từ nhiều năm nay. |
Trong báo cáo 7956 ngày 21/6/2024, Nhóm Công tác liên ngành đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án. Cụ thể là việc ngưng thực hiện dự án từ tháng 6/2018; không thể cung cấp được hồ sơ tài liệu làm rõ, chứng minh về khả năng thu xếp vốn để thực hiện tiếp hợp đồng BOT đã ký kết và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác thanh toán và các nội dung liên quan khác.
Tổ chức tín dụng duy nhất cho vay để thực hiện dự án cũng đã có Văn bản nêu ý kiến không tiếp tục tài trợ vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết do doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, công tác thi công đình trệ, kéo dài đã ảnh hưởng đến phương án tài chính, nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.
Đồng thời, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án chưa thể cung cấp hồ sơ tài liệu pháp lý liên quan đến phần khối lượng đã thực hiện; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định, mặc dù thời gian hoàn thiện hồ sơ tài liệu được TP.HCM tạo điều kiện thực hiện từ tháng 4/2020.
Sau đó UBND Thành phố đã chấp thuận việc gia hạn thời gian cung cấp đủ hồ sơ tài liệu liên quan đến khối lượng, giá trị đã thực hiện trước ngày 31/1/2024, và thời gian kiểm toán khối lượng, giá trị đã thực hiện trước ngày 28/2/2024. Nhưng trong thực tế, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã không thực hiện được và tiếp tục có Văn bản số 27 giải trình việc chậm trễ trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến khối lượng đã thực hiện dự án và Văn bản số 05 đề nghị được gia hạn thời gian hoàn thành công tác lập và xác định khối lượng đã thực hiện của dự án đã được kiểm toán đến ngày 30/7/2024.
Trong khi đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Cơ quan thực hiện giám sát Nhà nước) đã nhiều lần làm việc và có nhiều văn bản đề nghị nhà đầu tư và doanh nghiệp thi công dự án báo cáo tình hình thực hiện, pháp lý, hồ sơ đối với các khối lượng đã thực hiện. Thế nhưng nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện dự án nhiều lần xin gia hạn, kéo dài thời gian với cùng lý do chủ yếu là hồ sơ tài liệu bị thất lạc, các nhà thầu không đáp ứng đầy đủ thông tin để lập hồ sơ quyết toán theo quy định, và không thể hiện khả năng phối hợp thực hiện nhằm đạt được thỏa thuận về chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đã ký kết, làm kéo dài thời gian thực hiện và ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện tiếp dự án.
Đặc biệt, công trình dự án kéo dài đã làm ảnh hướng đến quá trình đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông để góp phần kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực, chưa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước
Đầu tư xây dựng 2,7km nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương là dự án BOT đầy tai tiếng tại TP.HCM. Bởi lẽ dự án này được triển khai theo hình thức chỉ định nhà đầu tư mà người quyết định hình thức này là ông Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (hiện đang thụ án tù liên quan đến Đinh Ngọc Hệ) bằng việc ban hành Quyết định số 5386 ngày 23/10/2015 duyệt kết quả chỉ định Công ty TNHH Thương mại sản xuất Yên Khánh là nhà đầu tư thực hiện dự án, dựa trên báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư của Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
Khu vực cuối đường Võ Văn Kiệt vẫn đang rào chắn tạm bợ, chưa triển khai để thi công 2,7km đường nối Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương. |
Điều đáng nói, vì thẩm định lỏng lẻo nên dự án đã được “trao” cho nhà đầu tư yếu năng lực là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, khi hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của Công ty này đang chấp hành các án tù liên quan đến hoạt động đấu thầu và bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Vào ngày 25/6/2016, UBND TP.HCM và Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh ký Hợp đồng BOT số 3233 dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1), nhưng trước đó vào cuối tháng 10/2015, dự án được khởi công rầm rộ, đến tháng 6/2018 thì dừng hẳn. Tính đến thời điểm ngừng thi công (tháng 6/2018) dự án mới giải ngân được 140 tỷ đồng (tương đương 12% khối lượng xây lắp).
Theo kết quả điều tra ban đầu của Công an TP.HCM: Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh do ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi Út trọc) thành lập, đã lập khống báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán để được chỉ định thầu và ký hợp đồng đầu tư dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hình thức BOT; thực hiện các thủ tục để được Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt giải ngân số tiền hơn 435 tỷ đồng.
Sau đó ông Đinh Ngọc Hệ thành lập Công ty TNHH đầu tư BOT TP.HCM - Trung Lương để thực hiện dự án và chỉ đạo giám đốc điều hành công ty này ký các hợp đồng nguyên tắc với các nhà thầu thi công, làm các thủ tục để Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt ứng tiền giải ngân 50% giá trị hợp đồng cho các nhà thầu. Đồng thời yêu cầu các nhà thầu thi công khi nhận được tiền tạm ứng thi công dự án thì chuyển một phần lại cho TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Công ty Khánh An, Công ty Thái Sơn bằng cách làm hợp đồng vay vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư để chiếm đoạt số tiền hơn 200 tỷ đồng. Theo cơ quan chức năng, đến nay ngân hàng khó có khả năng thu hồi số tiền 200 tỷ đồng nói trên.
Theo Công an TP.HCM: Đây là vụ việc có dấu hiệu sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an theo dõi tiến độ và kết quả điều tra, xử lý.
Đến nay dự án đang ngưng trệ, những trụ bê tông cốt thép nằm chỏng chơ, những đoạn đường đất san ủi tạm bợ có nguy cơ bị tái lấn chiếm. Không những không hoàn thành khối lượng công việc theo tiến độ, mà dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương còn gây nguy cơ thất thoát ngân sách, ảnh hưởng đến giao thông khu vực và mỹ quan đô thị của TP.HCM. Vì vậy, trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cần phải được xử lý dứt điểm cũng như trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước cần phải được làm rõ, xử lý nghiêm minh.
Từ ngày 22 - 24/5/2024, Báo Lao động Thủ đô đăng loạt bài điều tra về sai phạm tại dự án 2,7km nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Trong đó đã làm rõ quá trình triển khai dự án từ chỉ định nhà đầu tư, ký kết hợp đồng BOT, đến quá trình triển khai dang dở, cấp vốn tài trợ dự án cũng như các vướng mắc của TP.HCM liên quan đến việc xử lý vi phạm hợp đồng BOT, tìm kiếm nhà đầu tư mới để tiếp tục dự án... Dự án này có tổng mức đầu tư là 1.557 tỷ đồng, riêng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách ra dự án riêng, sử dụng ngân sách TP.HCM (hơn 560 tỷ đồng). Địa điểm xây dựng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM; chiều dài đoạn tuyến là 2,7 km, diện tích sử dụng đất là 32 ha; thời gian xây dựng công trình dự kiến 20 tháng kể từ ngày khởi công. Về phương án thu hồi vốn, chủ đầu tư được xây dựng 1 trạm BOT trên đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương để thu phí trong 17 năm 8 tháng. Dự án khởi công vào tháng 10/2015, đến tháng 6/2018 thì dừng hẳn và chỉ mới giải ngân được 140 tỷ đồng (tương đương 12% khối lượng xây lắp). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông
Giao thông 19/11/2024 17:46
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?
Giao thông 19/11/2024 07:56