Đột phá phát triển từ hạ tầng giao thông
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng |
Giao thông ngày càng hiện đại
Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, động lực phát triển kinh tế của đất nước. Để giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để can thiệp. Chẳng hạn, trong hơn một thập kỷ qua, tại Hà Nội, nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu vượt được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đường bộ khép kín. Hàng loạt dự án giao thông lớn nhỏ được thực hiện đã trực tiếp kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi.
Kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng hiện đại |
Trong bức tranh Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ, Hà Nội sẽ có 18 cầu vượt sông Hồng. Trong đó các cây cầu đã được đưa vào khai thác gồm: Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh, Văn Lang (cầu Việt Trì-Ba Vì). Ngoài ra, Hà Nội sẽ xây dựng mới các cầu: Hồng Hà, Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, cầu Vân Phúc... Đây là những “cửa ngõ” để Thủ đô “cất cánh”.
Hiện tại, Hà Nội đã có nhiều tuyến cao tốc quan trọng kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ... những trục đường quan trọng này đã và đang trực tiếp thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô.
Không chỉ vậy, với tầm nhìn dài hạn, Hà Nội đã phát triển tuyến đường Vành đai 4 liên vùng, góp phần kết nối Thủ đô với các tỉnh lân cận. Khi tuyến đường hình thành và được khai thác sẽ trực tiếp nâng cao vai trò và vị thế của Thủ đô, giúp Hà Nội và các tỉnh lân cận phát triển kinh tế.
Theo đánh giá 6 tháng đầu năm 2024 từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,6%. Ngoài đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, Hà Nội đang tiếp tục triển khai nhiều dự án quan trọng khác. Chẳng hạn, Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân 32,4% kế hoạch vốn.
Sẽ còn có thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng tạo động lực đưa Thủ đô phát triển |
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm 7 chương với 54 điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô cũng như chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Đặc biệt, tại Luật này, Quốc hội kiến tạo nhiều chính sách có tính đột phá giúp Hà Nội phát triển không gian cũng như là hạ tầng giao thông. Luật đã cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững. |
Tương tự, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai hướng đến mục tiêu cải tạo 21,7km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 7,5% kế hoạch vốn.
Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình có chiều dài 6,7km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình; mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 7,3% kế hoạch vốn.
Ưu tiên nguồn lực
Nghị quyết Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô trong khoảng 25 năm tới. Đó là đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ Thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa; GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD…
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Hà Nội tập trung triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó Hà Nội tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô; phát triển mạnh hạ tầng số, công nghệ thông tin, dữ liệu... kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Hằng năm, Hà Nội dành 50% nguồn lực đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, cơ chế chính sách đầu tư cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Hà Nội đều có chương trình phát triển riêng cho giao thông đô thị, các danh mục theo từng nhiệm kỳ, giai đoạn đầu tư càng ngày càng có chất lượng. Đặc biệt, nhiệm kỳ này, Hà Nội đã nhận được sự ủng hộ rất cao của Chính phủ, chủ động đề xuất, phối hợp cùng các tỉnh sử dụng nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng Vành đai 4 - tuyến đường liên vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với phát triển kinh tế - xã hội mà còn với an ninh quốc phòng của Vùng Thủ đô.
Hệ thống Metro Nhổn- ga Hà Nội chuẩn bị đưa vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng cho Thành phố (Ảnh BQLDA) |
Soi chiếu vào thực tế, những quyết sách của Hà Nội thời gian qua là hết sức đúng đắn. “Đường mở tới đâu, đô thị theo tới đó”, chẳng khó để thấy sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông đã mang lại sự khởi sắc cho bộ mặt đô thị, tình trạng ùn tắc giao thông cũng được cải thiện đáng kể. Hình ảnh Hà Nội xưa với 36 phố phường, 5 cửa ô nay được điểm thêm bằng hình ảnh của những tuyến cao tốc, đại lộ thênh thang; những cây cầu vươn mình mạnh mẽ vắt qua sông Hồng. Từ chỗ chỉ có cây cầu di sản Long Biên được xây dựng từ thời Pháp, cầu Chương Dương và Thăng Long được khánh thành năm 1985, đến nay, Hà Nội đã có nhiều cây cầu lớn, như Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Đông Trù, Vĩnh Thịnh…
Ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước. Hệ thống giao thông vận tải được coi là huyết mạch của nền kinh tế, là bộ mặt của đô thị. Bởi vậy, Thành phố rất quan tâm đến phát triển hệ thống giao thông Thủ đô sao cho hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên do nguồn lực, chất lượng giao thông Hà Nội chưa tương xứng với thực tế.
Trong dịp trò chuyện với Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) về công tác quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Ông chia sẻ, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Hà Nội hướng đến xây dựng đô thị xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Để làm được điều đó, cần có một tầm nhìn mới, tư duy mới trong việc tổ chức nông nghiệp đô thị và những giải pháp hết sức căn cơ, bài bản.
Thực vậy, ở khía cạnh giao thông, được biết theo quy hoạch thời gian tới, Thủ đô sẽ có nhiều trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Các trục đường này có quy mô mặt cắt ngang từ 40 - 60m, tối thiểu 6 làn xe cơ giới. Đó là những trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20km; là trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài khoảng 25km; là trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài khoảng 20km; là trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25km... đây sẽ là điều kiện rất quan trọng tạo cho các đô thị vệ tinh phát triển, giúp Hà Nội từng bước vươn xa.
Tương lai rộng mở
Theo tìm hiểu, trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tới năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố. Loại hình này đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị hạt nhân và từ 15% - 25% ở đô thị vệ tinh.
Theo các chuyên gia giao thông nhận định, dân số Hà Nội đến năm 2030 tăng lên khoảng 11,5 triệu người, ùn tắc giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, sẽ tiếp tục tạo ra các gánh nặng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Bởi vậy, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) - một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường. Tại Thủ đô Hà Nội, việc phát triển TOD có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần đồng bộ hóa giao thông, là giải pháp căn cơ để giảm thiểu ùn tắc.
Tới đây dự án đường vành đai 4- Vùng Thủ đô hoàn thành sẽ tạo ra những bước đột phá mới không chỉ riêng Hà Nội mà cho cả Vùng Thủ đô cất cánh (Ảnh: Mai Quý) |
Đặc biệt, khi mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thành sẽ trực tiếp gắn kết với xe buýt và các phương thức vận tải công cộng khác, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.
Các chuyên gia giao thông nhận định, dân số Hà Nội đến năm 2030 tăng lên khoảng 11,5 triệu người, ùn tắc giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, sẽ tiếp tục tạo ra các gánh nặng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Bởi vậy, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) - một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường. |
Tại Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, TS. KTS Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nhận định, TOD phát triển nhằm tối ưu hóa 3 chức năng chính của đô thị là: Nơi ở, nơi làm việc và giải trí, trong khu vực có khả năng đi bộ và được hỗ trợ bởi hệ thống giao thông công cộng.
Theo đó, 6 đặc điểm cơ bản của vùng TOD bao gồm: Sử dụng tối đa tiềm năng của vùng đô thị hiện tại; Giảm thiểu sự xâm lấn của đô thị hóa; Liên kết chặt chẽ đất đô thị và giao thông; Giảm thiểu giao thông cá nhân; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Đảm bảo đa dạng hiệu quả kiến trúc nhà ở; Thiết kế đô thị.
Để việc phát triển TOD đạt được hiệu quả cao, ông Lê Chính Trực đưa ra một số điều kiện như: Hạn chế phát triển đô thị mới khu vực nội đô lịch sử và bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, đã xây dựng hiện hữu. Phát triển TOD có tính chất hạn chế nhà cao tầng, ưu tiên phát triển không gian ngầm, các điểm TOD theo tiêu chí tái thiết cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường. Đồng thời, đảm bảo về phân bổ dân số, khả năng đáp ứng hạ tầng xã hội. Tổ chức không gian TOD hiện đại, gắn với phát triển bền vững cần giải quyết về phương thức trung chuyển, bãi đỗ xe.
Rõ ràng, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô công cuộc xây dựng, nâng cao đời sống người dân đã và đang có những bước chuyển mạnh. Tin tưởng rằng, trong tương lai không xa, bằng sự quyết tâm không ngừng nghỉ, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34