Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Đây là một yêu cầu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp nữ Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt xu thế, tích cực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo sức bật cho doanh nghiệp nữ Thủ đô.
Nút mở cho hệ sinh thái khởi nghiệp Cần giao sự tự chủ để thanh niên nâng cao năng lực, danh dự của mình Thúc đẩy và khuyến khích thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo bằng chính nội lực

“Nói về đổi mới sáng tạo, chúng tôi luôn xác định đổi mới sáng tạo là sự sống còn đối với doanh nghiệp”, đó là khẳng định của chị Đinh Thị Thuý, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Misa, một nữ tướng của đơn vị hàng đầu về các giải pháp phần mềm cho quản lý doanh nghiệp.

Misa thành lập từ năm 1994, tới nay đã gần 30 năm. Từ phần mềm cốt lõi là phần mềm kế toán, nhưng cũng chính từ sự đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp này đã phát triển và mở rộng thêm nền tảng quản trị doanh nghiệp để có được đầy đủ công cụ quản trị doanh nghiệp. Đó không chỉ là kế toán mà có cả nhân sự, bán hàng,... và nhiều nền tảng khác phục vụ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Nói về đổi mới sáng tạo, chị Thúy cho biết, với sự thay đổi rất nhanh, “chóng mặt” của nền công nghệ số như hiện nay, nếu như bản thân chúng tôi không thay đổi, không đổi mới sáng tạo thì không thể tồn tại và phát triển, các sản phẩm của chúng tôi cũng không thể có cơ chế cạnh tranh trên thị trường để mang đến giải pháp tốt cho khách hàng của mình.

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Misa đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba

Về các hoạt động cụ thể cho đổi mới sáng tạo của Misa, chị Thúy cho biết, doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp, trong đó nổi bật là hai phương pháp: Thứ nhất là đổi mới sản phẩm của mình dựa vào khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Khi làm điều này đội ngũ của Misa đã đi tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, bởi sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu dịch vụ mà còn phải đáp ứng được thói quen, hành vi, mong muốn của khách hàng.

Phương pháp thứ hai là cải tiến, đổi mới sáng tạo chính hoạt động của công ty. Misa dựa vào ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ nhân viên để điều chỉnh. Theo chị Thúy, với 3.000 cán bộ, nhân viên, những vướng mắc, kiến nghị, đóng góp của họ đã được công ty thu thập ngay và xem xét cải tiến trong quy trình quản lý, phát triển của doanh nghiệp.

Chia sẻ về những ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Hợp tác xã (HTX) Đoàn kết (huyện Ứng Hòa), chị Cao Thị Thuỷ, Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết huyện Ứng Hoà cho biết, bản thân chị xuất phát từ một phụ nữ, một nông dân ở một vùng quê chuyên canh tác nông nghiệp lúa nước. Từ lâu đời, bà con đã canh tác lúa nước theo quy trình truyền thống, đơn giản, làm theo thời vụ.

Theo chị Thủy, điều này là “quá khổ, quá vất vả” và dẫn đến chị em phụ nữ không còn mặn mà với đồng ruộng nữa. Cho nên bản thân chị rất trăn trở.

“Đi ra những đồng ruộng bị bỏ hoang hóa, tôi rất tiếc. Chính vì vậy tôi đã thành lập HTX Đoàn Kết, tập hợp chị em phụ nữ trên địa bàn huyện để vực dậy những cánh đồng. Có những đồng ruộng bị bỏ hoang đến 10 năm, đồng cỏ mọc ngập đầu. Bằng phương pháp đổi mới trong canh tác, chúng tôi đã có doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm. Cánh đồng tưởng chừng như bỏ hoang giờ đã mang lại giá trị kinh tế cho người dân và cho kinh tế địa phương”, chị Thủy cho biết.

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Sản phẩm gạo chất lượng cao được sản xuất từ đổi mới công nghệ của Hợp tác xã Đoàn kết

Kể câu chuyện về vận dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, chị Thủy nói: “Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai, mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng". Đúng, nếu ngành nông nghiệp mà ta biết vận dụng đổi mới sáng tạo thì có thể rất hiệu quả, rất mạnh mẽ. Nếu để nói về ứng dụng công nghệ cao, tôi khẳng định chị em phụ nữ có thể làm ra sản phẩm trên những cánh đồng lúa lớn mà vẫn ăn mặc lịch sự, xinh đẹp, không phải “chân lấm tay bùn” như ngày xưa.

Nếu chúng ta không biết cách làm chúng ta sẽ phải bỏ nhiều sức ra mà vẫn lỗ rất nhiều. Áp dụng khoa học công nghệ, chúng tôi chỉ có 10 người mà có thể làm tới 300ha lúa vẫn nhàn như chơi. Các chị em cố gắng để tâm tới ngành nông nghiệp. Đừng để ruộng bỏ hoang! Hãy làm cho nông nghiệp ngày càng vững mạnh. Nền an ninh lương thực càng giàu thì đất nước càng vững mạnh”.

Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh đang trở thành vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp trong mở rộng thị trường. Chị Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ tịch Tập đoàn Ruby Group đã chia sẻ nền tảng công nghệ thông tin mà công ty đã áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp.

Cụ thể, Ruby Group đã áp dụng công nghệ thông tin vào công việc kinh doanh của mình rất hiệu quả. Điển hình như việc xây dựng không gian bán hàng. Đây là kênh thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp trưng bày sản phẩm của mình, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng xem thông tin các sản phẩm. Đây là kênh mà doanh nghiệp nào cũng rất cần phải có.

Thứ hai là vận động các nền tảng mạng xã hội để tương tác với khách hàng, quảng bá sản phẩm, tuyển các kênh đại lý. Cá nhân chị Quế Anh đã tuyển được rất nhiều đại lý bằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên facebook “tick xanh”. Ngoài ra đơn vị này còn xây dựng rất nhiều kênh trên các nền tảng xã hội khác như tiktok, zalo, youtube.

Thứ ba, theo chị Quế Anh chia sẻ, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị và vận hành đơn hàng, vận chuyển kho hàng. “Hiện tại Ruby Group đã thành lập công ty tại Mỹ và vận hành bộ máy kinh doanh để xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Đó là những điều tuyệt vời mà công nghệ thông tin mang lại”, chị Quế Anh khẳng định.

Cần tạo hệ sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển luôn là một động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với vị thế của Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế, Hà Nội luôn đi đầu trong phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thành phố Hà Nội đã quyết liệt trong chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Quá trình đổi mới mạnh mẽ đã giúp cho doanh nghiệp nữ ngày càng phát triển

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội cho biết, thực hiện quyết định số 1901/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025”, với vai trò là chủ thể trong tuyên truyền, vận động kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp nữ, 9 tháng năm 2023, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, chuyên gia tổ chức tập huấn, truyền thông, nâng cao kiến thức, năng lực khởi nghiệp cho trên 1.000 phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm OCOP, ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Theo số liệu thống kê, 8 tháng đầu năm 2023, Hà Nội có 21,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 208,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,35% số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước

Đặc biệt, cuộc thi ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của phụ nữ năm 2023 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp phát huy tài nguyên bản địa” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Thành phố phát động đã thu hút trên 100 dự án, ý tưởng gửi về tổ chức Hội. Nhiều dự án được xây dựng có chất lượng, đưa ra được các giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm đa dạng, an toàn cho người tiêu dùng trên cơ sở giá trị tài nguyên, tiềm năng của địa phương.

Có thể thấy, nhờ khởi nghiệp sáng tạo, nhiều nữ chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, ý tưởng tái chế rác thải tuần hoàn, chế biến những nguyên liệu bình dị như củ sắn, hạt kê, phụ phẩm nông nghiệp… nâng tầm trở thành sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều dự án rất nhân văn mang lại cơ hội việc làm, nghề nghiệp cho các cháu tự kỷ.

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Còn đơn vị này đã giúp cho người khuyết tật có việc làm, có thu nhập từ sáng tạo sản phẩm thủ công ứng dụng

“Khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, tạo nên những giá trị trên cơ sở khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới bền vững đòi hỏi bản lĩnh, trí tuệ, niềm tin và đam mê, kiên trì bền bỉ, dám đối mặt và vượt qua thử thách, khó khăn thậm chí là định kiến giới và cả thất bại. Chặng đường ấy rất cần sự động viên, khích lệ và đặc biệt sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành thành phố với các cơ chế, chính sách thuận lợi”, bà Lê Kim Anh nhấn mạnh.

Khẳng định việc sử dụng công nghệ thông tin trong khởi nghiệp là cần thiết, tiến sỹ Vũ Việt Anh, Trưởng Làng công nghệ Martech Techfest Quốc Gia cho biết, Làng công nghệ luôn sẵn sàng hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, cụ thể là những khóa đào tạo về marketing, hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp mới về marketing; kết nối các doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế, sản xuất tiêu dùng xanh. Sẵn sàng đồng hành cùng phụ nữ Thủ đô thực hiện các chương trình đào tạo về công nghệ để mang lại hiệu quả kinh doanh ngay lập tức.

"Các dòng chảy khách hàng hiện nay đều hướng tới internet, nếu chúng ta không có sự đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bỏ lỡ. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ người dùng điện thoại cao nhất Đông Nam Á. Có hơn 76% người dân hòa mạng internet, vì vậy việc dịch chuyển sang đối tượng khách hàng có sử dụng internet là điều hết sức quan trọng”, tiến sỹ Vũ Việt Anh khẳng định và lưu ý.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Thực hành ESG – Xu thế tất yếu cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Thực hành ESG – Xu thế tất yếu cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 26/7, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam phối hợp Liên chi Hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) đã tổ chức Hội thảo "Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững", tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Chương trình Net Zero của Vinamilk dành giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á

Chương trình Net Zero của Vinamilk dành giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á

(LĐTĐ) Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Châu Á được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á. Cụ thể, giải thưởng được trao cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
Hiện thực khát vọng xanh hóa ngành logistics

Hiện thực khát vọng xanh hóa ngành logistics

(LĐTĐ) Hiện nay, ngành Vận tải nói chung đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. Hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải carbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn cam kết của Chính phủ Việt Nam về hành trình tiến tới Netzero được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại COP26.
Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng xanh

Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng xanh

(LĐTĐ) Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Với ngành logistics, xanh hóa không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp.
Hưng Yên trao Quyết định chấp thuận đầu tư dự án Trung tâm thương mại GO!

Hưng Yên trao Quyết định chấp thuận đầu tư dự án Trung tâm thương mại GO!

(LĐTĐ) Ngày 7/7 vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị “Công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn 2050”. Tại sự kiện, tập đoàn Central Retail tại Việt Nam vinh dự được trao “Quyết định chấp thuận đầu tư thực hiện dự án Trung tâm thương mại GO! Hưng Yên".
Đồng Nai: Sắp đưa cảng Phước An vào hoạt động

Đồng Nai: Sắp đưa cảng Phước An vào hoạt động

(LĐTĐ) Khi đi vào hoạt động, cảng Phước An sẽ tạo cơ hội để Đồng Nai thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư và đăng ký thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, góp phần tăng thu cho ngân sách và gắn kết, mở rộng hoạt động logistics.
Chuyển đổi kinh tế xanh: Mệnh lệnh thời hội nhập

Chuyển đổi kinh tế xanh: Mệnh lệnh thời hội nhập

(LĐTĐ) Chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển, ứng dụng công nghệ mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Nói ngắn gọn, đây là một trong những cam kết của Việt Nam với thế giới về giữ gìn màu xanh, môi trường sống cho nhân loại.
Doanh nghiệp vẫn muốn giảm lãi suất cho vay

Doanh nghiệp vẫn muốn giảm lãi suất cho vay

(LĐTĐ) Tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2024 có mức tăng trưởng ấn tượng trong điều kiện nhiều yếu tố bất lợi tác động, ước đạt khoảng 6,42% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp khó vì nhu cầu thị trường trong nước thấp.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ ổn định lực lượng lao động

Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ ổn định lực lượng lao động

(LĐTĐ) Điểm sáng trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là ổn định lực lượng lao động với hơn 63 nghìn lao động cấp 1, nếu xét tới lao động cấp 2 là hơn 155 nghìn lao động. Thu nhập bình quân của người lao động trong 6 tháng đầu năm ước đạt 9,74 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7% so với năm 2023).
Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

(LĐTĐ) Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
Xem thêm
Phiên bản di động