Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực
Chỉ với những thao tác đơn giản như chạm nhẹ vào màn hình điện thoại khi thanh toán tiền mua hàng, hay vào ứng dụng thực hiện quét mã QR, kinh tế số đã và đang len lỏi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của người dân. Tại Hà Nội, có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày tại các chợ dân sinh, cửa hàng tiện ích, siêu thị, thanh toán khi mua sắm qua nền tảng thương mại điện tử, thậm chí là đi uống trà đá vỉa hè… cũng dễ dàng nhận thấy nhiều người dân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Người dân đẩy mạnh việc thanh toán không tiền mặt. |
Thực tế nếu nhiều người để ý có thể thấy, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thế nhưng, từ việc còn e dè, ngại ngần với việc chuyển khoản, quét mã QR… để thanh toán; đến thời điểm này, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Hà Nội đã trở nên phổ biến và thậm chí, phương thức này đã “in hằn” vào nếp sống của phần lớn người dân Thủ đô và dần thay thế cho thói quen sử dụng tiền mặt.
Chị Quỳnh Anh (ở Thanh Xuân) chia sẻ, hiện nay hầu hết người dân nào cũng đều có cho mình 1 chiếc điện thoại thông minh, rồi được kết nối mạng internet 4G, 5G; trong khi đó, đi tới địa điểm nào cũng có thể truy cập wifi, nên việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn nhờ việc quét mã QR hay chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng.
Là một tiểu thương ở chợ Hà Đông, chị Nguyễn Thị Hương cho biết, việc thanh toán bằng hình thức chuyển khoản tạo thuận tiện cho người bán và người mua hàng. Khi thanh toán, người mua chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR của các ngân hàng là có thể thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản người bán.
“Nhiều khách mua hàng hiện nay đi chợ không mang theo tiền, họ chỉ cần mang theo điện thoại, khi mua hàng, dù là mớ rau và lạng thịt họ cũng thực hiện quét mã QR. Trong khi đó, bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, những người bán hàng như chúng tôi cũng không bị mất thời gian đổi tiền lẻ, hay tìm tiền lẻ để trả tiền thừa cho khách hàng. Trong khi đó, công tác quản lý số tiền bán hàng trong ngày lại rất dễ dàng”, chị Hương nói.
Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các dịch vụ ăn, uống, mua sắm… Mà trong lĩnh vực giao thông, ngày 17/4 vừa qua, Sở Giao thông vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện giao Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thí điểm ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành các bãi trông giữ xe do Công ty quản lý. Việc thực hiện được triển khai tại 7 bãi trông giữ xe ôtô và xe máy (bao gồm cả bãi kín và bãi lòng đường) trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Đến thời điểm hiện tại, kết quả thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt khả quan. Người dân và cả doanh nghiệp đều nhận thấy hoạt động dịch vụ tại các bãi xe đang thí điểm rất thuận lợi, phần lớn người dân đã quen dần với việc thanh toán qua ứng dụng điện tử tại các bãi đỗ xe.
Hà Nội "bùng nổ" thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua hình thức quét QR và chuyển khoản. |
Theo số liệu từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thủ đô đã triển khai được 64 điểm đỗ xe thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt gồm các quận như: Hoàn Kiếm; Nam Từ Liêm; Tây Hồ; Cầu Giấy, Hai Bà Trưng; Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Ba Đình. Trong đó, quận Hoàn Kiếm chiếm số lượng nhiều nhất với 24 điểm.
Cùng với việc triển thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm trông giữ xe trên địa bàn Thành phố, mới đây, tại Kế hoạch số 239/KH-UBND về việc chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng 2030, Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực.
Đồng thời, triển khai hiệu quả các kế hoạch phát triển hóa đơn điện tử, biên lai điện tử. Khuyến khích các ngân hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển, cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, giá trị thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Để thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh, người dân phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ công và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội.
Đặc biệt, không chỉ đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố, mà trong chính sách an sinh xã hội, thực hiện Chỉ thị, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt, các địa phương trên địa bàn Hà Nội cũng đã đẩy mạnh việc thực hiện chi trả tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các cán bộ hưu trí qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Qua thực tế triển khai, việc chi chế độ an sinh qua tài khoản mang đến nhiều tiện ích. Rõ nhất là người thụ hưởng không phải chờ đợi, xếp hàng chờ lĩnh tiền và số tiền nhận về bảo đảm an toàn, chính xác. Với những trường hợp ít phải sử dụng đến khoản tiền nhận về hằng tháng, họ có thể để tiền trong tài khoản như một hình thức tiết kiệm và được hưởng lãi…
Có thể thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đang góp phần quan trọng lan tỏa tiện ích của những phương thức thanh toán hiện đại tới cộng đồng, qua đó nâng cao chất lượng đời sống người dân, hướng đến mục tiêu xã hội số trong tương lai không xa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07