Dịch Covid-19 chưa yên, đừng ôm tâm lý thờ ơ, mất cảnh giác

(LĐTĐ) Chỉ thị 22/CT-UBND về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới được Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành như một bước ngoặt đánh dấu việc Hà Nội từng bước thực hiện nới lỏng và đưa cuộc sống dần trở về trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 chưa yên, bản thân mỗi người dân cần nêu cao ý thức, không lơ là, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch.
Hà Nội: Nới lỏng các hoạt động song tuyệt đối không được lơ là, mất cảnh giác Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 Lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống Covid-19 phải xử lý nghiêm Nếu chúng ta mất cảnh giác và vô ý thức, chúng ta sẽ gục ngã tang thương trước covid-19

Hai mũi giáp công mang lại hiệu quả

Những ngày vừa qua, cả hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở đã tích cực vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ, yên tâm và tự giác thực hiện công tác phòng, chống dịch.

Những kết quả trong công tác chống dịch tại Hà Nội cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội thực hiện trước đó đã được áp dụng kịp thời, đúng đắn, đạt kết quả tích cực, dịch bệnh có chiều hướng giảm.

Dễ thấy, Hà Nội đã triển khai hiệu quả chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng, từ đó phát hiện ra ổ dịch lẩn khuất trong cộng đồng để truy vết, phong tỏa dập dịch, tránh lây lan ra cộng đồng. Quan trọng hơn, thông qua công tác xét nghiệm diện rộng còn giúp Thành phố đánh giá được nguy cơ dịch để từ đó có cơ sở tiếp tục đưa ra các biện pháp chống dịch một cách hợp lý nhất.

Dịch Covid-19 chưa yên, đừng ôm tâm lý thờ ơ, mất cảnh giác
Công tác tiêm chủng và xét nghiệm diện rộng trên địa bàn Hà Nội đạt hiệu quả cao đã góp phần từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới", từng bước hồi phục kinh tế Thủ đô.

Với đặc thù của biến thể Delta là dễ lây, lây lan mạnh trong thời gian ngắn, nếu Hà Nội không tổ chức xét nghiệm, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời thì rất có thể mỗi F0 sẽ truyền vi rút cho nhiều người, rồi mỗi người trong số đó lại truyền bệnh tiếp cho nhiều người khác nữa. Một đồng phòng dịch hiệu quả sẽ đỡ tốn kém nhiều triệu đồng cho việc truy vết, cách ly, điều trị. Do đó, vấn đề xét nghiệm là rất quan trọng và cần thiết.

Công tác đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn cũng mang lại hiệu quả cao. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, Hà Nội đã “phủ” gần đạt 100% số người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Điều này tạo nền tảng quan trọng giúp tạo miễn dịch trong cộng đồng.

Với những kết quả đạt được, Hà Nội đã từng bước thực hiện nới lỏng giãn cách, dần đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trở lại. Đó là niềm hạnh phúc của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hạnh phúc đó có giữ được lâu dài hay không vẫn chính là công tác tuyên truyền và phản ứng nhanh của các cấp, các ngành, các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Và hơn hết là tinh thần vì mình, vì cộng đồng của mỗi người dân Hà Nội trong việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, những khuyến cáo về phòng, chống dịch.

Không chủ quan, lơ là phòng chống dịch

Chỉ thị 22/CT-UBND do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành vẫn nhấn mạnh: “Mọi cá nhân và các tổ chức tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng. Tuyệt đối không được chủ quan trong khi Thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh”, “...không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng”…

Điều này cho thấy Hà Nội đang đi những bước thận trọng và đúng đắn. Thực tế, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các ca nhiễm Covid-19, đặc biệt là các ca phát sinh trong cộng đồng là hết sức lo ngại. Các ca nhiễm mới trong cộng đồng như ở phường Việt Hưng (quận Long Biên), phường Kiến Hưng (quận Hà Đông)... cho thấy, dịch Covid-19 chưa hoàn toàn được đẩy lùi, bởi vậy nếu người dân Hà Nội vội chủ quan, lơ là, không thực hiện tốt các quy định phòng bệnh như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách khi tới những địa điểm cộng đồng… thì cái giá phải trả sẽ rất lớn.

Dịch Covid-19 chưa yên, đừng ôm tâm lý thờ ơ, mất cảnh giác
Để bảo vệ tốt thành quả chống dịch, ngoài sự nỗ lực của chính quyền thì còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức người dân.

Thực tế, hiện vẫn có một bộ phận người dân còn những biểu hiện thiếu ý thức, tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, chấp hành không nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Không khó khi thấy việc thực hiện khai báo y tế khi di chuyển vẫn còn nhiều người chưa thực hiện đầy đủ. Số lượng người dân đổ ra đường không đúng mục đích vẫn còn cao. Nghiêm trọng hơn là cảnh tượng dân đổ ra chật kín phố phường vui chơi đêm Trung thu khi Hà Nội vẫn đang thực hiện Chỉ thị 15, cảnh số ít người thoải mái rời nhà ra tập thể dục nơi công cộng…

Cụ thể, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội, từ 15h ngày 21/9 đến 15h ngày 22/9, các lực lượng chức năng của Thành phố Hà Nội đã xử phạt 79 vụ vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 318 triệu đồng. Hành vi vi phạm phổ biến bao gồm: Ra ngoài khi không thực sự cần thiết là 13 vụ; không đeo khẩu trang nơi công cộng là 50 vụ; không giữ khoảng cách khi tiếp xúc là 10 vụ; hành vi khác là 6 vụ.

Rõ ràng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì sự chủ quan của một bộ phận người dân vẫn còn. Phải chăng do quay trở lại trạng thái “bình thường mới” đem đến sự phấn chấn cho mỗi người nên họ sao nhãng đi việc chống dịch, nảy sinh tâm lý chủ quan, mất cảnh giác. Điều này là nguy hiểm, đặc biệt khi kẻ thù giấu mặt vẫn đang hoành hành. Chính bởi vậy, hơn lúc nào hết đòi hỏi các ban, ngành chức năng cần xốc lại tinh thần phòng dịch, quyết liệt và tăng cường xử lý vi phạm hơn.

Tại nhiều địa phương, hiện việc chống dịch vẫn được đẩy mạnh triển khai. Thị xã Sơn Tây là ví dụ. Được biết, hiện Sơn Tây đã triển khai xây dựng tiêu chí nơi cư trú an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sơn Tây cũng đẩy mạnh xây dựng tiêu chí chợ an toàn, tiêu chí cửa hàng an toàn; tiêu chí siêu thị, cửa hàng tiện lợi an toàn; hoạt động mua bán hàng hóa an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19… Đây là nền tảng quan trọng giúp tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại những địa điểm tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ lây lan dịch Covid-19 cao do tập trung đông người.

Tương tự, tại xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tản Lĩnh Phạm Đình Hùng cho biết, công tác khôi phục sản xuất trên địa bàn đã và đang được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, không vì thế mà công tác phòng dịch Covid-19 bị lơi lỏng.

Dịch Covid-19 chưa yên, đừng ôm tâm lý thờ ơ, mất cảnh giác
Các hoạt động sản xuất trên địa bàn Thủ đô dần khôi phục.

Trên địa bàn, một số công trường xây dựng đã được đồng ý cho phép hoạt động trở lại với sự giám sát nghiêm ngặt. Chẳng hạn, với các công trình do huyện Ba Vì quản lý thì chủ đầu tư phải được huyện phê duyệt phương án xây dựng, với các công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn thì những nhóm thợ hoặc thợ được các hộ gia đình thuê khoán xã đều yêu cầu phải đảm bảo phương án phòng, chống dịch, mỗi công trình sẽ có không quá 10 người thi công.

Các hoạt động khác như đẩy mạnh chăn nuôi, thu hoạch hoa màu đã được thực hiện trở lại. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên vẫn có sự hạn chế nhất định, đặc biệt là những nơi công cộng, tập trung đông người như chợ thì vẫn triển khai kiểm soát chặt chẽ.

Trong bối cảnh Hà Nội vẫn rải rác ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng, đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao ý thức phòng dịch, chủ động tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch như tuân thủ 5K, hạn chế đến những nơi tập trung đông người và chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Chỉ thị đã rõ, mỗi cấp, ngành cũng đang vào cuộc tích cực để thành quả chống dịch của Thủ đô được chắc chắn, bền vững hơn. Vậy người dân cũng không thể thờ ơ, đứng ngoài công cuộc chống dịch cam go này.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động