Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng

(LĐTĐ) Từ lâu, ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD&ĐT) đã có chủ trương xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống giáo dục cả nước, mô hình này đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực, mang lại môi trường học tập bình đẳng cho các em. Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều nơi, trẻ yếu thế vẫn chưa thực sự được quan tâm và đặt ra yêu cầu phải có giải pháp cụ thể.
Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế Hành trình thay đổi vì môi trường hạnh phúc Thiết thực, hiệu quả từ phong trào thi đua mang đặc thù ngành nghề

Hiệu quả từ các mô hình trường học an toàn, thân thiện

Là một ngôi trường tiêu biểu cho thành công của mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập, nhiều năm nay, Trường Trung học phổ thông (THPT) Ba vì, huyện Ba Vì, Hà Nội đã tiếp nhận và dạy dỗ không ít học sinh yếu thế. Đặc biệt, hiện nay trường đang có 6 học sinh nhiễm HIV theo học. Các em học sinh này đều hòa nhập với các học sinh khác rất tốt.

Trong quá trình học tập không xảy ra tình trạng bị phân biệt đối xử, bị kì thị hay bất cứ sự phản ánh tiêu cực nào từ phía phụ huynh học sinh. Thậm chí, các em còn có những người bạn thân thiết là các bạn học sinh trong lớp và thường xuyên nhận được sự yêu thương, giúp đỡ của tất cả thầy cô, bạn bè trong trường.

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng
Các em học sinh tại Trường THPT Ba Vì được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Ông Nguyễn Đình Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Ba Vì cho hay: “Từ năm 2015-2016, Trường THPT Ba Vì bắt đầu tiếp nhận các em học sinh nhiễm HIV vào học. Đến thời điểm hiện tại, Trường đã tiếp nhận 18 học sinh. Trong đó có những em tốt nghiệp, ra trường đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, có em vào làm trong các doanh nghiệp và một số ở lại tiếp tục gắn bó và cống hiến cho Trung Tâm Bảo trợ xã hội số 2, xã Yên Bài, huyện Ba Vì - nơi nhận nuôi dưỡng các em từ thủa bé. Ngoài các em nhiễm HIV thì trường cũng đang tiếp nhận và hỗ trợ nhiều học sinh yếu thế khác như có dị tật bẩm sinh, nhận thức kém, trầm cảm nặng… các em học sinh này đều được đối xử bình đẳng và tạo điều kiện tối đa nhất”.

Không chỉ riêng Trường THPT Ba Vì, hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đang chú trọng tới mô hình này. Ngoài các trường phổ thông bình thường còn có một số trường chuyên biệt cho học sinh yếu thế như: Trường Tiểu học Bình Minh (quận Hoàn Kiếm) có chức năng, nhiệm vụ dạy học sinh khuyết tật trí tuệ và học sinh tiểu học học hòa nhập; Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn (quận Đống Đa) là trường dạy học sinh bình thường và học sinh khiếm thính chiếm khoảng 60%; Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) dạy học sinh khiếm thị…

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng
Các nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho tất các học sinh đều được tham gia, đảm bảo sự thân thiện, bình đẳng. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Ông Kiều Cao Trinh - Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GĐ&ĐT Hà Nội chia sẻ: Để tạo điều kiện cho các em học sinh yếu thế được hưởng môi trường giáo dục an toàn, hòa nhập, các trường chuyên biệt trên luôn chú trọng việc giáo dục học sinh về tri thức, thể chất nói riêng và văn - thể - mỹ nói chung. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho tất cả học sinh đều có thể tham gia, đảm bảo sự thân thiện giữa học sinh bình thường và học sinh khiếm thính.

“Vì học sinh khiếm thính khó khăn trong việc nghe nên nhà trường tuyệt đối không để hiện tượng đi xe đạp, xe máy hay ô tô vào sân trường, cổng trường. Các gốc cây ở khu vực trường đều xây bồn bao quanh để tránh xe đi lại. Các hoạt động tập thể như chào cờ hàng tuần, chào mừng các ngày lễ lớn, tham quan dã ngoại tập thể và đặc biệt là Ngày hội Văn hoá - Thể thao chào mừng Ngày Khuyết tật Việt Nam 18/4, nhà trường giao cho Đoàn Đội thiết kế các cuộc thi, các trò chơi phù hợp mà ở đó học sinh bình thường và học sinh khiếm thính được cùng chơi, cùng thi…”, ông Trinh nhấn mạnh.

Chú trọng giải pháp tăng cường hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học

Có thể thấy, trong thời gian qua với sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, phong trào xây dựng trường học an toàn, trường học thân thiện, trường học hạnh phúc, mô hình giáo dục hòa nhập,… cho học sinh các trường phổ thông nói chung và cho học sinh khuyết tật nói riêng được quan tâm và triển khai khá sâu rộng ở các trường phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, việc xây mô hình nhà trường an toàn, thân thiện và hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế là một mô hình mới mẻ, mang tính chất tổng hợp các mô hình trên

Theo TS. Lê Minh Công - Phó Trưởng khoa công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), hiện nay đang tồn tại rất nhiều rào cản đối với việc xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện cho học sinh yếu thế, mà rào cản quan trọng nhất chính là nhận thức của cộng đồng về những khó khăn tâm lý của học sinh còn hạn chế. Cụ thể, nhiều giáo viên vẫn hiểu hoc sinh rối loạn học tập, rối loạn hành vi là do đạo đức kém, điều này dẫn tới việc không thực hiện các hoạt động trợ giúp mà chủ yếu là giáo dục (răn đe); nhiều phụ huynh không hiểu các vấn đề sức khoẻ tâm thần của các con nên thường không tiếp cận dịch vụ cho trẻ. Ngoài ra, năng lực phát hiện sớm và can thiệp tại trường học với nhóm giáo viên còn rất nhiều hạn chế. Chúng ta đã có đào tạo nhưng việc đào tạo vẫn chưa giúp họ được nhiều.

Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng
Tuyên truyền nâng cao nhận thức là một giải pháp quan trọng. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Trên cơ sở đó, TS. Lê Minh công đưa ra đề xuất cần thúc đẩy sự phát triển mạnh của đa dịch vụ từ các tổ chức khác nhau (công - tư - tôn giáo...) trên cơ sở mô hình tâm lý trường học được công bố bởi Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT có thể tham khảo sự đồng thuận của hội chuyên ngành trong việc thiết kế mô hình chuẩn phù hợp với Việt Nam, đồng thời, đưa ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức thực hành với các nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học trong trường học. Bên cạnh đó, cần trao quyền cho hiệu trưởng trong việc phát triển mô hình này trong trường học tại đơn vị của mình.

Còn ông Kiều Cao Trinh cho rằng, để xây dựng hiệu quả mô hình trường học an toàn, thân thiện cho học sinh yếu thế, điều cốt yếu nhất là phải xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội và giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức với trẻ em nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em. Trong đó, gia đình và nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, hình thành và hoàn thiện nhân cách, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển một cách toàn diện nhất.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, ông Nguyễn Đình Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Ba Vì cho hay, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về trẻ yếu thế là việc làm hết sức quan trọng. Đơn cử như với các em học sinh nhiễm HIV của Trường THPT Ba Vì. Trước khi nhận các em vào trường học, Ban Giám hiệu đã kết hợp với các chuyên gia, bác sĩ để tổ chức các buổi tuyên truyền, truyền thông mà trước hết là cho toàn bộ giáo viên trong nhà trường hiểu đúng về căn bệnh này, cách phòng tránh lây nhiễm cũng như khả năng lây nhiễm. “Khi bản thân giáo viên hiểu đúng, thì chính các giáo viên sẽ là người truyền đạt lại cho các học sinh của mình và từ đó những hiểu lầm, rào cản được gỡ bỏ, các em học sinh yếu thế được đón nhận một cách hết sức thoải mái và được đối xử bình đẳng, công bằng”, ông Thắng chia sẻ.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân (GS.VS.NGND) Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.
Thời gian các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2024

Thời gian các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2024

(LĐTĐ) Chậm nhất 17h ngày 19/8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn và thông báo kết quả trúng tuyển đợt 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của thầy trò Trường THCS Ba Đình

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của thầy trò Trường THCS Ba Đình

(LĐTĐ) Hình ảnh giản dị, ân cần, thân thiện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi được lưu giữ dưới mái trường Trung học cơ sở (THCS) Ba Đình, thành phố Hà Nội với bao cảm xúc.
Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều thế hệ thầy, trò Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) - nơi Tổng Bí thư từng gắn bó trong 6 năm học phổ thông đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Nhớ về Tổng Bí thư, các thế hệ nhà giáo, học sinh của Trường đều cảm nhận sự ấm áp, khiêm nhường và vô cùng giản dị.
Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2024, 6/6 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt Huy chương và Bằng khen với 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, 1 Bằng khen.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

(LĐTĐ) Ngày 19/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024.
Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, Trường Đại học Điện lực có điểm sàn xét tuyển dao động từ 17,00 đến 20,00 điểm.
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.
Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông (THPT) Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) và Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì) năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động