Hành trình thay đổi vì môi trường hạnh phúc
Tập huấn chuyên đề “Xây dựng trường học hạnh phúc” Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" |
Yêu thương, an toàn, tôn trọng
Xây dựng “Trường học hạnh phúc" là phong trào được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ tháng 4/2019. Đến nay, phong trào đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, thu hút cả thầy và trò cùng tham gia, từ đó nâng chất lượng giáo dục.
Việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” vừa trở thành nhu cầu tự thân, vừa là mục tiêu để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát). |
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam), “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hằng ngày. Ngoài ra, “Trường học hạnh phúc” phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những sự việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh.
“Trường học hạnh phúc” là nơi bên cạnh việc lưu tâm truyền thụ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò được tôn trọng chứ không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ. Mục tiêu các hoạt động của nhà trường không chỉ nhằm làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽ lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Một “Trường học hạnh phúc” có 21 tiêu chí. Nhưng cốt lõi có 3 tiêu chí quan trọng đó là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Ghi nhận thực tế tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua cho thấy, tùy điều kiện và lứa tuổi học sinh, những tiêu chí trên đã được các nhà trường triển khai thành các nội dung cụ thể, phù hợp. Việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” vừa trở thành nhu cầu tự thân, vừa là mục tiêu để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.
Chẳng hạn, tại Trường Tiểu học Sài Đồng (quận Long Biên), trong quá trình kiến tạo “Trường học hạnh phúc”, nhà trường đã học hỏi lý thuyết, kinh nghiệm của một số nước bạn, từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo với điều kiện cụ thể của nhà trường; gắn với nhiệm vụ, các phong trào thi đua, các cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Xây dựng nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”… Hay tại Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy), những năm gần đây, nhà trường luôn coi việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Trong đó, giáo viên chính là chủ thể tích cực góp phần xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với 3 giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai (giáo viên Trường Tiểu học Nông nghiệp, huyện Gia Lâm) đã có 20 năm gắn bó với học sinh lớp 1. Với vai trò là “người đi gieo hạt ước mơ”, mỗi bài giảng của cô Mai không chỉ được xây dựng bằng kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn ấp ủ trong đó những tình cảm, sự bao dung, lòng nhiệt huyết và cái tâm của một người thầy. Đặc biệt, qua nhiều năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, cô Mai đã có những ý tưởng sáng tạo để xây dựng “Lớp học hạnh phúc” và đã tạo dựng được nhiều “Giờ học hạnh phúc”, truyền năng lượng cho các em học sinh. Thông qua các hoạt động, cô đã giúp các em học sinh xây dựng mục tiêu cá nhân, chia sẻ những điều muốn nói để từ đó giáo viên thấu hiểu học trò của mình, giúp các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Thay đổi vì “Trường học hạnh phúc"
Xây dựng “Trường học hạnh phúc” hiện là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục. Xây dựng “Trường học hạnh phúc” chỉ thành công khi tất cả mọi thành viên trong nhà trường đều hiểu được giá trị, tầm quan trọng cũng như xác định rõ những việc làm, những kỹ năng để xây dựng “Trường học hạnh phúc”, đó là: Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, xây dựng mối quan hệ và môi trường sống tích cực; đề cao cảm xúc tích cực của mỗi cá thể trong nhà trường, các mối quan hệ tốt đẹp… trên cơ sở tinh thần dân chủ, công bằng, tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe lẫn nhau; đồng cảm, yêu thương và chia sẻ; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy tạo tinh thần học tập vui vẻ, lôi cuốn trong từng bài giảng, tạo cơ hội cho học sinh được sáng tạo ở môi trường gắn kết với nhau; làm cho mỗi thành viên trong nhà trường có cơ hội được thể hiện, khẳng định và công nhận giá trị của bản thân.
(Ảnh minh họa: Chụp trước khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát) |
Để có được một “Trường học hạnh phúc”, theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, thầy cô cần phải thay đổi, thay đổi để tốt hơn. “Ở ngôi trường hành phúc, thầy cô chúng ta phải thay đổi khi bĩnh tĩnh, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng nói lời xin lỗi và cùng tìm ra cách giải quyết, kết nối… Từ đó hình thành, nuôi dưỡng và chuyển hoá cảm xúc, truyền cảm hứng trong cuộc sống, khẳng định giá trị bản thân, chăm sóc thể chất khoẻ mạnh đến mỗi học sinh” - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân chia sẻ.
Cùng quan điểm, nhà giáo Nguyễn Văn Hoà (Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho rằng, điều mấu chốt để xây dựng “Trường học hạnh phúc” là thầy cô giáo phải thay đổi, cán bộ quản lý phải thay đổi; thay đổi trong cách nghĩ, thay đổi trong sự thấu hiểu về mục tiêu giáo dục, thấu hiểu về con người, về tâm lý của học sinh, của chính bản thân để có thể quản lý được cảm xúc của mình, chuyển hóa được cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực. Có như vậy, thầy cô mới cảm hóa được học sinh, chinh phục được học sinh. Thầy cô còn cần thay đổi cả cách nhìn nhận về vai trò của mình để người thầy không chỉ là người dạy bảo mà còn là bạn đồng hành, là nhà tâm lý, truyền cảm hứng, dẫn dắt, truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Cho rằng hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là một điểm đến, cô giáo Phạm Thị Khánh Ninh (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Thụy, quận Long Biên) chia sẻ, muốn có “Trường học hạnh phúc” thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh phải được hạnh phúc. Theo cô Ninh, học sinh là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của “Trường học hạnh phúc” nên các em cần được quan tâm đầu tiên. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, phải tạo ra sự thay đổi trong tư duy giáo dục, bao gồm thay đổi về phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ./.
Nên xem
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54