Đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát san lấp dự án vành đai 3 TP.HCM
Nhằm giải quyết tình hình khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp nền đường đảm bảo dự án đường vành đai 3 hoàn thành đúng tiến độ, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang tham mưu Tỉnh ủy các tỉnh này hỗ trợ, chia sẻ nguồn vật liệu cát đắp nền đường từ các mỏ cát của tỉnh để cung cấp cho dự án vành đai 3.
Bình đồ hướng tuyến vành đai 3 TP.HCM. |
UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ TNMT đề nghị UBND các tỉnh nói trên đẩy nhanh tiến độ các thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ để kịp thời cung cấp vật liệu cho dự án vào tháng 5/2024.
Theo UBND TP.HCM, nguồn cát san lấp trong năm 2024, 2025, 2026 mà dự án vành đai 3 TP.HCM cần các tỉnh nói trên hỗ trợ lần lượt là 6,4 triệu m3, 3,9 triệu m3, 400.000m3. Trong đó, cần tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ khoảng 800.000 m3 trong năm 2024, 1 triệu m3 trong năm 2025, 200.000 m3 trong năm 2026; cần tỉnh Tiền Giang hỗ trợ 3,6 triệu m3 trong năm 2024, 2,7 triệu m3 trong năm 2025 và 2,7 triệu trong năm 2026; cần tỉnh Bến Tre hỗ trợ 1,6 triệu m3 trong năm 2024, 200.000 m3 trong năm 2025 và 200.000 m3 trong năm 2026; cần tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ 200.000 m3 trong năm 2024; cần tỉnh An Giang hỗ trợ 200.000 m3 trong năm 2024.
Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư dự án), nguồn vật liệu đất đắp nền đường, đá xây dựng và cát xây dựng đã đảm bảo phục vụ cho dự án. Riêng nguồn cát đắp nền đường (cát san lấp) hiện nay gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2024 – 2026, nhu cầu cát đắp nền cho dự án vành đai 3 khoảng 9,3 triệu m3, trong đó các địa phương nơi dự án đi qua gồm Đồng Nai cần gần 450.000 m3, TP.HCM cần gần 7,2 triệu m3, Bình Dương cần hơn 700.000 m3, Long An cần gần 930.000m3.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34km đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, ảnh hưởng khoản 1.738 hộ dân, trong đó riêng địa bàn TP.HCM có 654 hộ bị giải tỏa trắng. Đây là đường vành đai cao tốc đô thị, được thiết kế 4 làn xe cơ giới cùng với hai làn hỗn hợp hai bên, vận tốc tối đa cho phép là 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Dự kiến dự án sẽ hoàn thiện toàn bộ vào năm 2026. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56