Để học sinh không phải là “những Smartphone”!
Bảo đảm an toàn cho học sinh Học sinh có thể sử dụng điện thoại di động trong lớp nếu phục vụ việc học Hà Nội đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế |
Ảnh minh họa: vietnamnet.vn |
Vừa qua, Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học, quy định học sinh được dùng điện thoại trong lớp học đã gây tranh cãi trong dư luận. Có ý kiến thì ủng hộ, vì cho rằng trào lưu của thế giới, là thành quả của cách mạng công nghệ. Chiều ngược lại thì cho rằng, như thế là không nên.
Vậy hiểu sao về vấn đề này? Xét về góc độ “tiêu dùng” và “sử dụng” không chỉ thành thị mà chốn thôn quê, học sinh cấp 2 trở lên đã được phụ huynh trang bị điện thoại thông minh. Thậm chí ở thành phố, thị xã, thị trấn nhiều gia đình còn trang bị cho con điện thoại đắt tiền như IPhone, Samsung…
Điện thoại không chỉ dùng cho chức năng liên lạc giữa phụ huynh và học sinh (xét về góc độ thời gian các cháu đi học) mà còn là “công cụ” cho các cháu giải trí. Nếu ai đó nói rằng, các học sinh dùng điện thoại thông minh để bổ sung cho việc học tập, tra cứu tài liệu, song nhìn vào thực tế đa số học sinh khi dùng điện thoại thông minh cho việc “chát chít”, lướt Facebook, Zalo… đấy là chưa kể đến việc lướt vào các trang mạng độc hại.
Đề cập đến góc độ này, nhiều chuyên gia và phụ huynh cho rằng, thời gian học sinh ở nhà sử dụng điện thoại là nhiều nhất. Tối đóng kín cửa phòng, sử dụng điện thoại cho việc chát chít, lướt Facebook bố mẹ cũng “bó tay” cớ gì cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học? Ở góc độ “sử dụng” cách đặt vấn đề như trên hoàn toàn có lý. Điều quan trọng, sử dụng ở đâu? Sử dụng như thế nào lại là những phạm trù khác biệt.
Nguyên tắc bất di, bất dịch đã đi học là phải học bài, là phải dung nạp kiến thức sách vở từ sự truyền tải của thầy, cô. Chủ thể kiến thức là sách và giáo viên. Chủ thể tiếp nhận là học sinh. Đơn giản chỉ có vậy, nên không thể nói sử dụng điện thoại trong lớp học để tra cứu, khảo cứu kiến thức! Đặc biệt, trong thời buổi “di dỉ gì di cái gì intenet cũng có”, nếu “đụng cái” là vào mạng tra thì chẳng cần gì phải sách, phải thầy nói gì đến học.
Trong khi cái sự học là phạm trù rất rộng, ngoài tiếp cận kiến thức, phương pháp tư duy còn dạy cho các em về đức học, mỹ học… nếu ngành Giáo dục quá lạm dụng môi trường mạng trong nhà trường thì không biết tư duy học sinh sẽ ra sao?
Xét về góc độ kỷ cương lớp học. Nếu một ngày đẹp trời, Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo vi hành xuống một trường cấp 2 hoặc cấp 3 để dạy môn toán hay lịch sử. Khi Bộ trưởng đứng trên bục giảng, mà có đến 50-60 chiếc Smarphone được các học sinh cầm trên tay, “đồng hành” tra cứu tài liệu thì vị Bộ trưởng sẽ thấy thế nào?
Trong khi, chúng ta đang lên án việc xa dần văn hóa đọc, trong khi chúng ta đang cỗ vũ cho văn hóa đọc và cũng trong khi chúng ta đề cao tính tư duy trong học tập để kích thích sự phát triển của não bộ thì không thể nào lạm dụng internet trong môi trường học đường.
Công nghệ thông tin dù có phát triển thế nào đi chăng nữa vẫn xin ngành Giáo dục hãy để kiến thức học sinh thu được từ việc học trong não bộ thay vì những học sinh “máy” chỉ biết tra kiến thức dựa vào sức mạnh khủng khiếp của “google” và môi trường mạng. Và như thế, suy cho cùng để học sinh được quyền sử dụng Smartphone trong giờ học là không nên! Đừng biến mỗi em là “một chiếc Smartphone” trong giờ học!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00