Để các mẹ là công nhân lao động yên tâm làm việc

Đối với nhiều công nhân lao động (CNLĐ) tại các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội, có lẽ sẽ chỉ thực sự yên tâm lao động sản xuất khi con em họ được gửi ở những cơ sở trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng. Bởi những vụ bạo hành trẻ em tại một số cơ sở mầm non được các phương tiện truyền thông phản ánh gần đây đã khiến không ít CNLĐ lo lắng, bất an.
khi cac me yen tam lam viec Chủ cơ sở Mầm Xanh bạo hành trẻ bị bắt tạm giam
khi cac me yen tam lam viec Tạm dừng hoạt động cơ sở mầm non Sen Vàng

Từ những vụ bạo hành trẻ em tại một số cơ sở mầm non, đặc biệt có những vụ việc nghiêm trọng như vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh (thuộc quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các cơ sở trông giữ trẻ.

khi cac me yen tam lam viec
CNLĐ mong muốn con mình được gửi ở những cơ sở mầm non đảm bảo chất lượng để họ yên tâm lao động sản xuất.

Không chỉ thế, những sự việc này đã tác động không nhỏ tới tâm lý của CNLĐ đang làm việc tại các KCN – CX có con em đang gửi tại các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở mầm non tư thục và tự phát. Nhiều CNLĐ chia sẻ, họ luôn có cảm giác lo lắng, bất an và không thể yên tâm lao động mỗi khi gửi con em mình đi nhà trẻ, điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và thu nhập của CNLĐ.

Chị Trần Thị Thu, công nhân đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Vợ chồng tôi rời quê xuống làm việc tại KCN Thăng Long đã gần chục năm, gia đình con cái đều ở dưới này. Trước đây, khi đứa con đầu của tôi đến tuổi gửi nhà trẻ, vì chưa xin gửi con vào trường công lập nên vợ chồng tôi đành phải gửi con ở một cơ sở trông trẻ tư thục gần chỗ trọ để tiện việc đưa đón con đi học.

Thời gian qua, các cấp công đoàn cần khẩn trương nắm bắt lại tình hình các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo tư thục đang hoạt động phục vụ trông giữ con CNLĐ ở các KCN – CX; kịp thời phát hiện các trường hợp con CNLĐ bị bạo hành ở các cơ sở mầm non để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Song song với đó, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp cùng cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học của các cơ sở mầm non ở các KCN – CX nhằm đảm bảo cho con em CNLĐ được học tập, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do ngành giáo dục đã và đang triển khai.

Thời gian đầu đi học, cháu cứ khóc suốt, vợ chồng tôi thì cũng chủ quan vì nghĩ đứa trẻ nào mới xa bố mẹ và tiếp xúc với một môi trường mới cũng vậy. Nhưng rồi, cả một tháng trôi qua, ngày nào cũng như ngày nào, tôi cứ đưa con tới cổng trường là cháu lại khóc thét lên, khiến cho tôi đến công ty làm việc nhưng lòng cứ bất an, lo lắng.

Hết tháng đầu tiên, vợ chồng tôi quyết định xin cho con nghỉ học và gửi con đến một cơ sở mầm non khác có camera theo dõi được quá trình con ăn, ngủ, chơi. Từ lúc chuyển sang cơ sở mới, mỗi lần đưa đi, đón về tuyệt nhiên không thấy con tôi kêu khóc nữa mà còn tỏ ra hứng thú với môi trường mới.

Lúc đó, tôi mới cảm thấy thực sự yên tâm khi gửi con đi học. Giờ đây, vợ chồng tôi đã có cháu thứ hai và tôi cũng sắp hết kỳ nghỉ thai sản. Chúng tôi thường hay dặn nhau, phải tìm cơ sở trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng để gửi con chứ quyết không để “đi vào vết xe đổ” như lần đầu tiên gửi con đi học nữa.” - chị Thu chia sẻ.

Cùng chung nỗi lo như nhiều CNLĐ có con nhỏ khác, chị Nguyễn Thị Vân, công nhân đang làm việc tại Công ty Sumi (KCN Sài Đồng) chia sẻ: “Vợ chồng tôi có một con nhỏ năm nay được gần một tuổi nhưng vẫn chưa dám cho đi học vì sợ con bị bạo hành. Thời gian gần đây, đài báo phản ánh nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành tại một số cơ sở mầm non, trong đó có cơ sở chủ yếu trông giữ trẻ là con của CNLĐ khiến tôi luôn cảm thấy lo sợ, giả sử con mình mà gặp chuyện gì chắc tôi không chịu được.

Chính vì thế, sau khi hết kỳ nghỉ thai sản, vợ chồng tôi đã quyết định đón bà ngoại ở dưới quê lên trông cháu giúp để chúng tôi có thể yên tâm làm việc. Có những CNLĐ buộc phải đi làm để mưu sinh và không nhờ được ông bà chăm cháu nên phải chấp nhận gửi con tại các cơ sở trông giữ trẻ.

Gần chỗ trọ của tôi có một gia đình CNLĐ, vì thu nhập thấp, không đủ điều kiện để gửi con vào các trường mầm non tư thục nên đành phải gửi con ở một cơ sở trông trẻ tự phát. Mặc dù biết rằng trình độ chuyên môn của các bảo mẫu và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở trông trẻ tự phát không đảm bảo, nhưng những người làm cha làm mẹ chỉ mong muốn là con mình được các bảo mẫu yêu thương và không bị bạo hành.”

Theo chia sẻ của chị Vân, ở gần khu trọ của chị cũng có nhiều CNLĐ cùng chung nỗi lo con bị bạo hành khi đi lớp và sợ con không được chăm sóc chu đáo nên đã quyết định xin nghỉ việc để ở nhà chăm con.

“Nhưng nghĩ cho cùng, gửi con cho ông bà trông giúp hay tự chăm con thì cũng chỉ được một thời gian, rồi cũng đến tuổi con phải đi học cho bằng bạn bằng bè. Chỉ mong rằng, tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ sở trông giữ trẻ sẽ không còn tiếp diễn, chất lượng các cơ sở mầm non phải đảm bảo và ngày càng được nâng cao, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các cô giáo cũng không ngừng được nâng cao. Có như thế, CNLĐ chúng tôi mới cảm thấy thực sự yên tâm khi gửi con đi học và yên tâm lao động sản xuất.” – chị Vân chia sẻ.

Trước tình hình trẻ em bị bạo hành tại một số cơ sở mầm non, gây ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời, khiến CNLĐ lo lắng, bất an, không yên tâm làm việc khi gửi con em ở những cơ sở trông giữ trẻ không đảm bảo chất lượng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có chỉ đạo các cấp công đoàn về việc tăng cường phối hợp nâng cao chất lượng nơi gửi con CNLĐ tại nhà trẻ, mẫu giáo tư thục.

Theo đó, các cấp công đoàn cần khẩn trương nắm bắt lại tình hình các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo tư thục đang hoạt động phục vụ trông giữ con CNLĐ ở các KCN – CX; kịp thời phát hiện các trường hợp con CNLĐ bị bạo hành ở các cơ sở mầm non để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Song song với đó, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp cùng cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học của các cơ sở mầm non ở các KCN – CX nhằm đảm bảo cho con em CNLĐ được học tập, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do ngành giáo dục đã và đang triển khai.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn cần đề xuất với chuyên môn, chính quyền để có cơ chế, chính sách tổ chức việc giữ trẻ ngoài giờ cho con CNLĐ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy thêm giờ.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, trong đó có việc vận động đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ lắp đặt camera tại các nhà trẻ, mẫu giáo để tạo điều kiện chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc trẻ, ngăn ngừa những trường hợp bạo hành đối với trẻ; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho nhà trẻ, mẫu giáo.

Đặc biệt, các cấp công đoàn cần khảo sát, đánh giá tình hình CNLĐ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để tham mưu triển khai có hiệu quả vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo trong thiết chế công đoàn tại các KCN - CX theo Quyết định 655- QĐ/TTg CP.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động