Công đoàn đồng hành với doanh nghiệp vượt khó khăn, giữ việc làm cho người lao động
Trên 13 ngàn lao động bị giảm hoặc mất việc làm
LĐLĐ Thành phố cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 150 nghìn doanh nghiệp, với trên 2,5 triệu lao động. Những tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế Thủ đô bắt đầu khởi sắc, thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của người lao động là 8,5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 9/2022, tình hình sản xuất, kinh doanh ở một số doanh nghiệp gặp khó khăn, việc làm và thu nhập của người lao động có chiều hướng giảm. Theo số liệu thống kê từ LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đã có 31 doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở báo cáo phải giảm giờ làm, cắt giảm 13.016 lao động. Trong đó, có 10.374 lao động bị giảm giờ làm, 2.642 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 1.017 người lao động bị nợ lương, số tiền nợ 9,977 tỷ đồng.
Riêng Khu công nghiệp và chế xuất có 7 doanh nghiệp với 6.148 lao động, có 1.609 lao động bị giảm giờ làm; 647 người bị chấm dứt hợp đồng lao động; 100 người bị nợ lương, số tiền nợ 850 triệu đồng (thuộc Công ty TNHH Inkel Việt Nam). Những doanh nghiệp phải cắt, giảm giờ làm tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông.
Cán bộ Công đoàn Công ty May liên doanh Plummy (địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội) thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Ảnh minh họa. |
Theo LĐLĐ Thành phố, nguyên nhân của tình trạng cắt giảm lao động, chấm dứng hợp đồng lao động đối với người lao động chủ yếu do các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và đặc biệt là sự tác động từ cuộc chiến tranh giữa Nga với Ukraine, tình hình an ninh chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn, giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao, trong khi mùa đông ở Châu Âu đang bắt đầu. Suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, dẫn đến các thị trường có sức mua lớn, năng lực chi trả cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc phải điều chỉnh buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu, cắt giảm những nhu cầu chưa cấp thiết…
Chính vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng ở các thị trường lớn. Những doanh nghiệp có khách hàng truyền thống thì có đơn hàng sản xuất đến hết năm 2022, có thể gối sang đầu năm 2023. Tuy nhiên, thực trạng thiếu đơn hàng xảy ra trên diện rộng và có khả năng kéo dài sang năm 2023. Đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành Dệt may, Da giày, Điện tử, Chế biến gỗ...
Hơn nữa, ngoài việc các doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, nhiều đối tác khách hàng còn đưa ra mức giá sụt giảm, chỉ bằng 50%, thậm chí 40% so với mức giá bình thường. Điều này càng tăng thêm khó khăn đối với các doanh nghiệp.
Đồng hành với doanh nghiệp, bảo vệ người lao động
Qua khảo sát từ các doanh nghiệp cho thấy, số lượng đơn đặt hàng trong quý IV/2022 thấp hơn từ 25% đến 50% so với quý II/2022, triển vọng đơn hàng quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của các doanh nghiệp không mấy khả quan. Dự báo của các nhãn hàng ở Mỹ và EU cho thấy đơn hàng rất ít vào mùa Xuân, mùa Hè tới. Do vậy, căn cứ tình hình thực tế hiện nay, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối diện với tình trạng đơn hàng sụt giảm mạnh, phải thu hẹp, thậm chí phải ngừng sản xuất. Điều đó dẫn đến hàng nghìn người lao động sẽ tiếp tục bị giảm giờ làm, bị chấm dứt hợp đồng lao động; đồng nghĩa với thu nhập của người lao động bị giảm sút, đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình này, với chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, đồng thời luôn hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung.
Trước hết, các cấp Công đoàn tăng cường nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc trả lương, thưởng, chế độ chính sách đối với người lao động, đặc biệt tập trung tại các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp, doanh nghiệp có đông công nhân lao động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội tổ chức "Xe siêu thị đoàn viên Công đoàn" bán hàng trợ giá cho công nhân ngành dệt may Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh minh họa. |
Công đoàn cần chủ động phối hợp với người sử dụng lao động đảm bảo chế độ chính sách đầy đủ, tốt nhất cho người lao động; thực hiện giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023;
Cùng đó, các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở cần phối hợp với người sử dụng lao động tìm giải pháp ứng phó với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, như: tìm các đơn hàng gia công từ các công ty nhỏ về để người lao động có việc làm tạm thời; tranh thủ thời gian đào tạo và đào tạo lại cho người lao động; Đổi mới công nghệ, tận dụng khoa học hiện đại nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cao của các đối tác, khi các chiến lược mới của EU và các nước phát triển áp dụng quy định về việc doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về lao động có trình độ cao, điều kiện về xanh hóa môi trường, phát triển bền vững…
Công đoàn cũng cần tích cực phối hợp, hỗ trợ người lao động chủ động tìm kiếm việc làm thông qua việc giới thiệu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khác trên địa bàn; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Ngày hội việc làm tại sàn giao dịch hoặc các phiên lưu động, giúp người lao động mất việc nhanh chóng tìm được việc làm mới.
Đặc biệt, Công đoàn phải tăng cường giám sát, theo dõi tình hình đơn hàng, việc giảm giờ làm, cắt giảm lao động, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp... để báo cáo về Công đoàn cấp trên, kịp thời phối hợp giải quyết khi có vấn đề phát sinh về quan hệ lao động. Trường hợp doanh nghiệp thật sự khó khăn, không thể duy trì sản xuất, Công đoàn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng trình tự, thủ tục, bảo đảm chính sách cho người lao động, nhất là lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ, lao động có thâm niên cao...
Trước mắt, LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn tập trung tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động một cách thiết thực, trong đó chú trọng hỗ trợ, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người thầy mang quân hàm xanh
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc
Quỹ thời gian
Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ giành chiến thắng
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay
Tin khác
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Công đoàn 27/11/2024 19:03
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Hoạt động 26/11/2024 17:11
Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng
Hoạt động 26/11/2024 10:00
Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn
Hoạt động 26/11/2024 09:59
Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng
Hoạt động 26/11/2024 09:04
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Hoạt động 25/11/2024 21:53
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Hoạt động 25/11/2024 18:09
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01