Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) Đại biểu đề nghị quan tâm, nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam |
Ngày 27/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), trong đó giữ nguyên quy định về kinh phí công đoàn 2% như hiện hành.
Đại biểu biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). |
Trình bày báo cáo tóm tắt tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết: Luật vừa được thông qua cũng quy định tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%. Cùng với đó, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn; bổ sung quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ.
Luật cũng bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn và Chính phủ quy định về các trường hợp này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cũng cho biết, việc miễn, giảm, tạm dừng kinh phí công đoàn có tác động trực tiếp đến việc cân đối nguồn tài chính công đoàn, bảo đảm nguồn lực cần thiết của toàn hệ thống Công đoàn, phân phối kinh phí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu, để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động thực tiễn của Công đoàn và đề xuất của Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, thể hiện thống nhất về đối tượng được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn, bổ sung quy định “Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” khi quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn tại Điều 30 của dự thảo Luật.
Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng bổ sung trách nhiệm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam định kỳ hai năm báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước, định kỳ hai năm một lần, thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn và thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Tin khác
Tổng Công hội Bắc Kinh thăm và làm việc tại Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam
Công đoàn 27/11/2024 15:50
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 27/11/2024 06:21
Sớm ban hành Đề án hỗ trợ công nhân khu công nghiệp chăm sóc, nuôi dạy con
Vì lợi ích đoàn viên 26/11/2024 20:20
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Hoạt động 26/11/2024 17:11
Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng
Hoạt động 26/11/2024 10:00
Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn
Hoạt động 26/11/2024 09:59
Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng
Hoạt động 26/11/2024 09:04
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Hoạt động 25/11/2024 21:53
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Hoạt động 25/11/2024 18:09
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 25/11/2024 18:04