Người thầy mang quân hàm xanh
Thầy giáo quân hàm xanh “gieo chữ” nơi biên cương Tự hào những người lính mang quân hàm xanh Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn |
Thầy đi tìm trò
Cuối tháng 11 ùa về mang theo nhiều cơn gió se lạnh, chúng tôi tìm đến tổ 19 Trường Phúc (phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang) khi trời đã vào tối, từ xa đã nghe thấy những thanh âm trong trẻo vang lên từ phòng học. Gần 20 năm nay, người dân sinh sống quanh khu vực đã quá quen thuộc với tiếng ê a đọc bài của những đứa trẻ nghèo ở lớp học tình thương của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng.
Đáng chú ý, lớp học có 1 chiếc bảng gắn vào tường nhưng được chia thành 3 trang giáo án có nội dung học khác nhau. Học trò trong lớp chia thành 3 nhóm, ngồi hướng về từng chiếc bảng. Hình ảnh, người thầy trìu mến cầm tay mỗi đứa trẻ, tập cho chúng nắn nót viết từng chữ và say sưa giảng bài khiến cho nhiều người xúc động.
Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng kiên trì uốn nắn từng chữ viết cho học trò. |
Quay ngược về ký ức, Thiếu tá Tưởng say sưa kể, từ năm 2004 đã đến nhận công tác tại Đồn biên phòng Cầu Bóng và được cấp chỉ huy giao phụ trách địa bàn phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Trong quá trình đi địa bàn, anh nhìn thấy nhiều em nhỏ lang thang nhặt rác, khi tiếp cận hỏi thăm thì mới biết các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không được đến trường như những bạn cùng trang lứa.
Những trẻ em này đã bị vướng rào cản lớn để đến trường gồm: Chi phí sinh hoạt, chi phí học tập và mặc cảm tư duy. Vì vậy, nhiều gia đình nghèo đã phải lựa chọn cho con nghỉ học để kiếm sống mưu sinh. Những điều đó khiến anh ấp ủ mở một lớp học để dạy văn hóa miễn phí và hướng nghiệp cho các em.
Cũng trong năm ấy, tâm nguyện của anh đã được thực hiện. Thiếu tá Tưởng đề xuất mở lớp dạy chữ cho các em nhỏ do anh đứng lớp và được lãnh đạo Đồn Biên phòng Cầu Bóng và Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Phước ủng hộ nhiệt tình. Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Phước đã dành hẳn nhà văn hóa tổ 19, phường Vĩnh Phước để làm lớp học.
Cho đến bây giờ, Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng vẫn nhớ ngày đầu tiên đứng lớp, thầy bỡ ngỡ, trò lại càng bỡ ngỡ hơn, chưa kể đến một lớp học nhưng nhiều độ tuổi khác nhau, có em mới được 6 tuổi, có em nay vừa tròn tuổi 18: "Ban đầu, lớp học chỉ có vài em theo học, tôi cùng đồng đội phải kiên trì mới vận động được các em khác cùng bạn đến lớp. Lúc mới đến học, nhiều em chỉ có suy nghĩ có bạn chơi chung, nói chuyện, thích về thì về, chưa có kỉ luật. Sau khi các em bỏ về nhưng vẫn thấy một số bạn chịu khó ở lại lớp ngồi học vì tò mò và cuối cùng nhận sách, vở đi học".
Tính đến thời điểm này, Thiếu tá Tưởng đã là “người lái đò” cho hơn 200 học trò sang sông, hầu hết các em học sinh sau khi học xong chương trình này cơ bản đã lớn, đến tuổi biết đi làm phụ giúp cha mẹ kiếm tiền. Do đó các em xin thầy nghỉ để ra ngoài đi làm, đi học nghề.
Nhắc về kỷ niệm với các học trò, Thiếu tá Tưởng vẫn không quên tình cảm dành cho cậu học trò P.Đ.H. Ngày đó, mặc dù không biết chữ nhưng H nhất quyết không muốn đi học. Thiếu tá Tưởng đã kiên trì vận động, phân tích những cái lợi khi biết đọc, biết viết và đưa em đến lớp ngồi chơi với bạn bè.
Vài ngày sau, em tự giác đến gặp thầy xin sách, vở để học. Giờ H cũng đã lớn và kiếm được việc làm. Câu nói mà H vẫn thường hay nói với thầy đó là: “Nhớ ngày xưa thầy đã không bỏ mặc em, mà dạy em nên người. Nếu không có thầy, có lẽ bây giờ cuộc sống của em vẫn chỉ là bóng tối”.
Các em còn học thì lớp học còn dạy
Hiện tại, lớp học của Thiếu tá Tưởng đang dạy hơn 40 em từ lớp 1 đến lớp 5, do ban ngày các em còn phải phụ giúp gia đình nên lớp học được mở vào buổi tối từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần. Thấy các em biết đọc, biết viết, hiểu ra giá trị của việc học tập, Thiếu tá Tưởng không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào.
Cứ thế, dù nắng hay mưa, anh luôn đúng giờ và chưa bỏ một buổi học nào. Chính vì sự tận tâm, hết lòng vì học trò nghèo nên anh luôn được học trò yêu quý. Người chiến sĩ ấy cũng bày tỏ sự xúc động, khi được các em gọi với cái tên thân thương thầy giáo Tưởng - người thầy giáo mang quân hàm xanh.
Những tình cảm ấy như tiếp thêm động lực cho anh trong việc giảng dạy cũng như hoàn thành tốt các công việc đơn vị giao: "Tôi hi vọng từ những bài giảng của mình, các em sẽ trưởng thành, biết tránh xa với những thứ tiêu cực của xã hội khi tuổi còn nhỏ. Có lẽ cho đến lúc nghỉ hưu tôi cũng sẽ cố gắng duy trì lớp để giúp các em tiếp thu được nhiều kiến thức, thêm chữ để sau này vươn xa, sang một trang mới tốt đẹp hơn. Bởi học trò còn cần học thì lớp học sẽ còn dạy".
Em V.T.G.L (13 tuổi) là một trong những học trò đang theo học tại lớp. L có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt khi mẹ đang chịu án tù, cha không có công việc ổn định, gia đình khốn khó, thiếu trước, hụt sau nên L không được đến trường. Cho đến năm lên 10 tuổi, L mới có duyên đến với lớp học củaThiếu tá Tưởng để theo học lớp 1.
“Lần đầu học, em còn nhiều bỡ ngỡ nên chưa theo kịp các bạn trong lớp. Trải qua thời gian, học lực em đã có tiến bộ hơn, có thể theo kịp bài vở. Em còn được thầy chỉ bảo tận tình, thường xuyên tặng sách vở. Em hy vọng lớp học này của thầy sẽ kéo dài mãi mãi để những trẻ em khác cũng được đến học tập. Vì e biết rằng, được nhìn chúng em chăm chú học hành, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đời thầy Tưởng", L thỏ thẻ.
Hành trình đi tìm con chữ của những em nhỏ ấy sẽ vẫn còn nhiều gian nan, vất vả bởi gánh nặng cơm áo mà các em đang phải cùng gánh vác với gia đình. Dẫu vậy, tiếng nói cười ríu rít, tiếng đọc bài của các em nhỏ và đặc biệt là tấm lòng nhân hậu của người thầy mang quân hàm xanh đã đem tới niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho các em.
Hương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội dành 2 tỷ đồng tặng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
AFF Cup 2024: Việt Nam giành cúp vàng ngay trên đất Thái Lan
Báo Lao động Thủ đô đạt Giải Khuyến khích Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua
Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Bắt khẩn cấp thanh niên "đi bão" có hành vi chống người thi hành công vụ
Ấn tượng chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại huyện Phúc Thọ
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024
Giáo dục 04/01/2025 13:25
Quy định mới về dạy thêm, học thêm
Xã hội 03/01/2025 18:44
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước
Giáo dục 02/01/2025 19:26
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Giáo dục 02/01/2025 16:47
Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 01/01/2025 06:09
3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT
Giáo dục 01/01/2025 06:02
Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT
Giáo dục 30/12/2024 15:37
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024
Giáo dục 27/12/2024 19:15
Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
Giáo dục 27/12/2024 17:06
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 27/12/2024 06:10