Hưởng lương hưu có lợi hơn hưởng bảo hiểm một lần
Theo thống kê Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Nếu trong năm 2016 có gần 500 nghìn người hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì trong năm 2020 đã có trên 760 nghìn người hưởng bảo hiểm xã hội một lần (tăng 52%).
Đây là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai sẽ có hàng triệu người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu bị ảnh hưởng hoặc không có thu nhập từ lương hưu.
Chi trả lương hưu tại nhà cho người hưởng. Ảnh: B.D |
Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Chế độ bảo hiểm xã hội một lần là nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu cấp bách của một bộ phận người lao động mất việc làm, cuộc sống còn gặp khó khăn, bảo đảm ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, tình trạng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhiều và có xu hướng gia tăng đang đặt ra những thách thức rất lớn đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là “từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ” và “hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân”.
“Việc người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần đồng nghĩa với việc họ rời bỏ hệ thống bảo hiểm xã hội, tự tước bỏ quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất. Đây là một thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại trong việc đảm bảo quyền lợi và chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động”, ông Quảng nhấn mạnh.
Theo Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng bảo hiểm hưu trí là 22% mức tiền lương tháng, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hàng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho một năm tham gia bảo hiểm xã hội.
5 thiệt thòi khi người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần Theo tổng kết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với hưởng lương hưu hàng tháng. Cụ thể: (1) Người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội; (2) Không được quỹ bảo hiểm xã hội trả kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế khi hết tuổi lao động và các quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; (3) Khi người lao động qua đời thì người lo mai táng không được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần; (4) Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần chỉ 1,5 tháng hoặc 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng theo quy định thấp hơn mức người lao động và người sử dụng lao động đóng (2,64 tháng lương); (5) Người tham gia bảo hiểm xã hội, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế trong khi người hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được hưởng chế độ này. |
Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm. Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc lĩnh bảo hiểm xã hội một lần cùng một khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn khá nhiều.
Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, bên cạnh việc được hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, và nếu không may ốm đau đã có Quỹ Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả.
Đồng tình với quan điểm và phân tích trên, ông Đỗ Ngọc Thọ - Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam dẫn chứng: Đơn cử, lấy ví dụ về một người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, với mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là 4.000.000 đồng/tháng.
Giả định, người lao động này đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2021 (không tính đến tác động của các yếu tố: Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng lương, lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội).
Theo đó, nếu hưởng lương hưu, lao động nam có thể sẽ nhận được mức lương hưu là 1.880.000 đồng/tháng. Tính theo tuổi thọ bình quân của nam giới là 71 năm (số liệu tuổi thọ bình quân của nam giới theo Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê) thì số tháng hưởng lương hưu là 129 tháng.
Tổng số tiền người đó được hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội là 273.973.400 đồng, trong đó: Tổng tiền lương hưu nhận được từ khi đủ 60 tuổi 3 tháng đến khi chết: 129 x 1.880.000 đồng = 242.520.000 đồng; Mua thẻ bảo hiểm y tế (4,5%): 10.913.400 đồng; Trợ cấp mai táng phí khi qua đời: 10 tháng lương cơ sở, tương đương 14.900.000 đồng; Trợ cấp tuất (giả định tuất 1 lần thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu): 5.640.000 đồng.
Với lao động nữ, do tỷ lệ hưởng lương hưu của nữ lớn hơn (55%) và thời gian hưởng lương hưu của nữ dài hơn nam (tuổi thọ bình quân của nữ là 76,3 tuổi tương đương sau khi nghỉ hưu ở tuổi 55 tuổi 4 tháng người nghỉ hưu sẽ sống thêm 240 tháng) nên tổng số tiền mà một lao động nữ trong ví dụ này sẽ được hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội là 572.864.000 đồng.
Đó là chưa kể có những người đang hưởng lương hưu khi qua đời, nếu có thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Trên thực tế, đã có những người cha, mẹ, vợ, chồng, con được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng vài chục năm sau khi con, vợ/chồng, bố/mẹ của họ qua đời.
Trong khi đó, giả sử người lao động ra nước ngoài để định cư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; nếu nhận bảo hiểm xã hội một lần, đối với cả nam và nữ đều thực hiện theo cách tính như sau: 4.000.000 x (1,5 x 13 + 2 x 7) = 134.000.000 đồng. Như vậy, nam giới hưởng lương hưu sẽ lợi hơn nhận bảo hiểm xã hội một lần 139.973.400 đồng; con số tương ứng này ở nữ giới là 438.864.000 đồng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23