Cô giáo quân đội với đam mê luyện chữ đẹp

Hiện đang công tác tại Điện ảnh Quân Đội, nhưng chị Bùi Hải Thanh (số 21, ngõ 188, Quán Thánh, Hà Nội) vẫn miệt mài theo đuổi đam mê rèn luyện nét chữ cho mọi người. Sau 4 năm thực hiện, tính đến nay, lớp học viết chữ đẹp của chị đã nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh trên cả nước.
co giao quan doi voi dam me luyen chu dep Đam mê nghiên cứu diệt tin nhắn rác
co giao quan doi voi dam me luyen chu dep Người Hiệu trưởng tâm huyết với nghề
co giao quan doi voi dam me luyen chu dep Chính phủ luôn đồng hành cùng thế hệ trẻ

Khi đứng trước ngã rẽ cuộc đời, chị Hải Thanh đã phân vân lựa chọn hướng đi cho bản thân, giữa một bên là đam mê được đứng trên bục giảng và một bên là truyền thống của gia đình. Cuối cùng, chị đã quyết định tiếp nối ngành nghề của bố mẹ, chị theo học một khoảng thời gian 4 năm tại đại học Sân Khấu Điện Ảnh.

co giao quan doi voi dam me luyen chu dep
Cô giáo Hải Thanh.

Sau khi ra trường, chị về công tác tại Điện Ảnh Quân Đội. Trong những năm tháng sinh viên, chị vẫn luôn ấp ủ ước mơ làm cô giáo của mình. Thế rồi chị bắt đầu học cách truyền đạt những năng khiếu của mình cho người khác một cách dễ hiểu nhất. Chị đã từng dạy cho các em nhỏ ở trường tiểu học Phan Chu Trinh học múa như một người chị gái trong gia đình.

Khi nói về việc luyện viết chữ đẹp, chị Thanh chia sẻ, bản thân chị được học từ bố chị, bố chị viết chữ rất đẹp và thường xuyên viết bằng khen cho đơn vị. Chị được bố hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ để viết sao cho đẹp, chị nhận thấy việc viết chữ đẹp hoàn toàn không khó nếu như biết được phương pháp.

Từ đó, chị bắt đầu với việc luyện viết chữ đẹp, rồi tình cờ có người quen nhờ chị dạy cho con của họ. Sau một thời gian rèn dũa, chị nhận được nhiều phản hồi khen ngợi của phụ huynh. Dần dần, người này rỉ tai người kia, học sinh tìm đến chị học viết chữ đẹp ngày một đông.

Vào mỗi dịp hè, học sinh từ các tỉnh thành như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… và cả trong Sài Gòn cũng tìm đến lớp luyện viết chữ đẹp của chị. Tính đến nay, số lượng học sinh của chị lên đến hàng nghìn học sinh. Không chỉ các em nhỏ say mê học chữ của chị mà cả những người lớn đi làm, có gia đình cũng yêu thích cách giảng dậy của chị. Vì thế mà tỷ lệ các bé học chị có thể viết đẹp lên đến 95%, còn người lớn là 100%.

Tuy công việc tại cơ quan chiếm khá nhiều thời gian nhưng khi đi làm về chị vẫn tranh thủ buổi tối để kèm cặp, rèn chữ cho học sinh. Việc rèn chữ không giống như những công việc giảng dạy khác, để lớp học chất lượng, chị phải quan tâm đến từng học sinh một để bắt tay nắn nót chữ cho họ.

Có những lúc việc cơ quan bề bộn, về nhà lại tiếp tục giảng dạy khiến chị không có thời gian dành cho gia đình. Con nhỏ cũng không được gần mẹ nhiều, chủ yếu là ông bà chăm sóc. Bởi vậy, đã có những khi chị cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Nhưng nghĩ đến những niềm tin yêu mà học sinh, phụ huynh và gia đình gửi gắm, chị lại mạnh mẽ tiếp tục với guồng quay công việc.

Chị Thanh nghẹn ngào chia sẻ: “Mình chấp nhận hy sinh cho công việc luyện chữ. Với mình mà nói, đó là cả tâm huyết và hạnh phúc khi được dạy học. Dù công việc có vất vả như thế nào nhưng nhìn nét chữ mọi người thay đổi từng ngày và tình cảm học sinh dành cho mình, mình lại thêm động lực và nhiệt huyết với nghề”.

Cứ vào mỗi tối, căn nhà trong ngõ nhỏ trên đường Quán Thánh lại bắt gặp bóng dáng cô giáo hiền Hải Thanh đang miệt mài, say sưa cầm tay uốn nắn chữ cho học sinh. Lớp học tuy nhỏ nhưng ấm áp tình cảm của cô trò. Chị Thanh luôn tâm niệm, trên đời này có nhiều nghề nhưng chỉ riêng nghề giáo là thật sự để lại phúc.

Với chị, không chỉ dạy học mà trong bất cứ công việc nào, tình người phải luôn được đặt lên đầu. Sau mỗi khóa học, hình ảnh của chị luôn ghi sâu trong tâm khảm mỗi học sinh về sự nhiệt huyết, tận tâm và tình yêu thương vô bờ bến tới học trò.

Mai Hương

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Với vai trò là Tổ phó phòng Sản xuất, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty TNHH Ogino Việt Nam, chị Nguyễn Thùy Dung luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chị đã có nhiều đóng góp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn và chăm lo tốt hơn cho lao động nữ tại Công ty. Chị Dung là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Thành công từ sự sáng tạo không ngừng

Thành công từ sự sáng tạo không ngừng

Hạnh phúc của người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Vũ Khắc Hùng (sinh năm 1989) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động