Cơ cấu lại nền kinh tế phải tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, tất cả các Bộ, các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu phải thấy được trách nhiệm của mình, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Đồng thời, phải tránh được tư duy nhiệm kỳ, tư duy về lợi ích cục bộ…
Để cơ cấu lại nền kinh tế, phải tập trung giải tỏa các "nút thắt" của từng ngành, địa phương Cần cơ chế đặc thù cho phát triển kinh tế trong 2 năm tới

Nền kinh tế đang thiếu các “trụ cột”

Ngày 30/10, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ băn khoăn khi báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề cập đến một số ý kiến cho rằng không cần thiết phải đưa nội dung cơ cấu lại nền kinh tế thành một kế hoạch riêng vì khá nhiều nội dung của kế hoạch trùng lặp với nội dung đã được nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng, trong các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và đầu tư công.

Theo đại biểu, trong bối cảnh hiện nay, việc cơ cấu lại nền kinh tế không phải chỉ là cần, mà rất cần thiết. Đại biểu phân tích, phân bổ nguồn lực nội tại của nền kinh tế hiện nay đang mất cân đối. Ví dụ như vốn trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ rất lớn nhưng không sử dụng hiệu quả, trong khi các khu vực tư nhân lại không có khả năng tiếp cận.

Cơ cấu lại nền kinh tế phải tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng nền kinh tế đang thiếu các trụ cột để tạo nên một sự phát triển tự chủ và bền vững.

Bên cạnh đó, nhiều vùng có tiềm năng phát triển rất tốt nhưng đầu tư phát triển lại không cân xứng, như đồng bằng sông Cửu Long tốc độ đầu tư về hạ tầng thấp hơn nhiều sau các vùng khác, hoặc các vùng kinh tế ven biển có nhiều tiềm năng nhưng khai thác, đầu tư cho phát triển kinh tế biển hầu như chưa được quan tâm…

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, quốc gia hùng cường nào cũng phải dựa trên các trụ cột hoặc là phải có tập đoàn kinh tế mạnh để không chỉ làm chủ kinh tế trong nước mà còn vươn ra làm chủ, thống lĩnh trên thế giới, hoặc phải nắm được các yết hầu về kinh tế thế giới, như các Trung tâm tài chính, ngân hàng hoặc các huyết mạch về hàng hóa, tiền tệ. Tuy nhiên, nước ta hầu như chưa có được các trụ cột này.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh, tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế. Hiện nay tất cả các lĩnh vực đều đang phải cơ cấu lại, thậm chí ngay trong hộ gia đình thì cách chi tiêu, cách sử dụng đồng tiền cũng đã phải thay đổi. Trong một tổ chức, doanh nghiệp, các hoạt động cũng phải thay đổi, lược bỏ đi những hoạt động không cần thiết, thay đổi làm việc từ xa, cắt bỏ đi những hoạt động về hội họp… Đương nhiên, nền kinh tế càng đặt ra phải thay đổi nhiều hơn.

“Rất cần thiết phải có các cơ chế đột phá để thay đổi các phương thức đầu tư, chứ không phải là thực hiện các biện pháp thông thường. Nếu như kế hoạch kinh tế xã hội này đưa ra được các giải pháp thực sự đột phá mà trong các quy định luật pháp thông thường không có, trong các kế hoạch bình thường không có, thì Quốc hội cần thiết phải thông qua bản kế hoạch đó.

Ngược lại, nếu như chỉ dừng lại các mục tiêu hoặc là các chỉ tiêu của các kế hoạch đã được thông qua thì tôi nghĩ rằng nhận định của Ủy ban Kinh tế cũng có cơ sở”, đại biểu nói.

Cơ cấu lại nền kinh tế phải tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, chúng ta nên chấp nhận một cuộc "lột xác" cho nền kinh tế

Chấp nhận một cuộc "lột xác" cho nền kinh tế.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho biết, 9 tháng năm nay có 45.100 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng 16,7%; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường diễn ra ở hầu hết các ngành, tuy nhiên tập trung nhiều vào ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo...

Theo đại biểu, xu hướng phát triển mới là tăng trưởng xanh, thương mại điện tử và kinh tế số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. “Chúng ta nên chấp nhận một cuộc "lột xác" cho nền kinh tế. Chúng ta sẽ không phải giải cứu, hỗ trợ đại trà, dàn trải cho mọi doanh nghiệp. Thay vào đó, Chính phủ cần tập trung nguồn lực hạn hẹp cho những đối tượng thật chọn lọc nhằm đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể mà kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã đặt ra”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nói.

Cơ cấu lại nền kinh tế phải tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu tại phiên thảo luận

Phải vượt qua được các tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

Phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tác động của đại dịch Covid-19, vấn đề hội nhập quốc tế, liên kết phát triển vùng, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh… phải được cụ thể hóa cùng với đợt điều chỉnh kế hoạch lần này và “phải thực hiện cho được và coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất hiện nay của cả nền kinh tế”.

Theo Bộ trưởng, bản chất của quá trình cơ cấu này là một quá trình phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi ở tầm quốc gia, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó có thể nâng cao được năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Về đột phá trong giai đoạn tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tập trung vào ba vấn đề chủ yếu là thể chế, chuyển đổi số và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tất cả các bộ, các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu phải thấy được trách nhiệm của mình, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Đồng thời, phải vượt qua được các tư duy nhiệm kỳ, tư duy về lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành để chống các cát cứ chia cắt mà tính đến lợi ích tổng thể của nền kinh tế, tính đến liên vùng, liên ngành.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Sáng nay, giá vàng thế giới tiếp tục tăng, với giá vàng giao ngay tăng 38,8 USD, lên 3.124,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 3.157,7 USD/ounce, tăng 36 USD so với rạng sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Hôm nay (1/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.837 VND/USD, giảm 6 VND. Tại thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,18 điểm, tăng 0,14%.
Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/4) tăng cao ở cả thị trường trong nước và thế giới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/4: Trời rét, sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/4: Trời rét, sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày 1/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với nội dung đa dạng và hình thức phong phú, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia. Đặc biệt, các phong trào văn hóa thể thao quần chúng được đẩy mạnh, góp phần xây dựng và phát triển phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho người lao động.
Nhận định trận đấu Arsenal vs Fulham: Pháo thủ quyết tâm giành 3 điểm

Nhận định trận đấu Arsenal vs Fulham: Pháo thủ quyết tâm giành 3 điểm

Vào lúc 01h45 ngày 2/4, Arsenal sẽ tiếp đón Fulham trên sân Emirates trong khuôn khổ vòng 30 Premier League 2024/25. Trận derby London này có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai đội khi họ đều cần điểm để đạt được mục tiêu của mình trong phần còn lại của mùa giải.
Hôm nay (1/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (1/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (1/4), giá dầu thế giới leo lên mức cao nhất trong 5 tuần do lo ngại về nguồn cung từ Iran và Nga. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,05 USD/thùng, tăng 2,45%, giá dầu Brent ở mốc 74,68 USD/thùng, tăng 1,43%.

Tin khác

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương từ 91 xã sẽ giảm xuống còn 27 xã.
Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị việc xác định Danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao cần theo một tiêu chí để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, cần tham khảo cách thức phân chia theo 4 mức độ rủi ro trong đạo luật về trí tuệ nhân tạo năm 2024 của Liên minh châu Âu.
Xếp lương cao phải đi kèm với chất lượng giáo dục

Xếp lương cao phải đi kèm với chất lượng giáo dục

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề tiền lương, nghỉ hưu sớm, dạy thêm, học thêm... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Xem thêm
Phiên bản di động