Cần cơ chế đặc thù cho phát triển kinh tế trong 2 năm tới

(LĐTĐ) Quốc hội đang bàn về cơ chế đặc thù cho các địa phương, giờ là lúc chúng ta cũng nên cân nhắc việc bàn một cơ chế đặc thù cho giai đoạn phục hồi nền kinh tế trong 2 năm tới với các thủ tục hành chính đơn giản nhất. Đó là chia sẻ của đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội), Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam với báo chí bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Hà Nội mong muốn cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài chung tay phát triển Thủ đô Đa dạng các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế Xây dựng Chiến lược tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Đề cập đến các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế bên hành lang Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, chúng ta cần bổ sung ngay một gói hỗ trợ mới có quy mô lớn hơn, với phạm vi bao phủ rộng hơn nhằm vào 2 mục tiêu đó là: Giải cứu hỗ trợ các doanh nghiệp và kích thích các động lực tăng trưởng mới, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cần cơ chế đặc thù cho phát triển kinh tế trong 2 năm tới
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) chia sẻ bên hành lang Quốc hội

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, quá trình mở cửa, tái khởi động nền kinh tế phải đặt trong chiến lược tổng thể, kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, Quốc hội và Chính phủ cần đề ra một kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế cho 5 năm và tầm nhìn 10 năm, đặc biệt là chương trình phục hồi nền kinh tế trong 2 năm tới. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, chủ trương, chính sách cho giai đoạn phục hồi này.

Trong giai đoạn phục hồi đó, bên cạnh những chính sách tài khóa, các chính sách an sinh xã hội mà chúng ta đang làm và chúng ta sẽ bổ sung, thì việc thúc đẩy cho cải cách hành chính, cải cách thể chế là rất quan trọng. “Tôi đề xuất giai đoạn phục hồi kinh tế trong 2 năm tới cần có cơ chế đặc thù về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Quốc hội đang bàn về cơ chế đặc thù cho các địa phương, giờ là lúc chúng ta cũng nên cân nhắc việc bàn một cơ chế đặc thù cho giai đoạn phục hồi nền kinh tế trong 2 năm tới với các thủ tục hành chính đơn giản nhất, giảm bớt công tác thanh tra, kiểm tra”, đại biểu Vũ Tiến Lộc bày tỏ.

Đề cập đến vấn đề sống chung với dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, theo đại biểu đoàn Hà Nội, thì cần phải kiểm soát được dịch bệnh. Đại biểu cho rằng, khi kiểm soát được dịch bệnh thì chúng ta mới có thể đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới và đây là vấn đề quan trọng nhất. Hiện tại Việt Nam đang kiềm chế tương đối tốt dịch bệnh và cũng đã xác định sống chung với dịch Covid-19, tuy nhiên đại biểu lo ngại, nếu dịch diễn biến phức tạp thì chúng ta khó có thể đưa nên kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, đây cũng chính là vật cản của Việt Nam và thế giới.

Vấn đề thứ 2 được đại biểu đề cập đó chính là hành động của mỗi người. Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, điều quan trọng là phải yểm trợ được cho các hoạt động của người dân và doanh nghiệp, để làm sao chủ trương sống chung với Covid-19 phải được thông suốt từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, cần phải làm sao để không có hiện tượng ngăn sông, cấm chợ; không có việc Trung ương bảo một đằng, địa phương làm một nẻo. Đặc biệt, không để xảy ra hiện tương “phép vua thua lệ làng”, bởi vì hệ thống kinh tế là một chuỗi kết nối. Mỗi xã, phường là một tế bào và chúng ta phải kết nối với nhau. Nếu lấy tư duy, lấy xã phường là một pháo đài vào kinh tế là thất bại.

“Mỗi xã, phường là một pháo đài trong chống dịch; nhưng mỗi xã, phường cũng là một tế bào trong nền kinh tế. Vì thế, nó cần phải được tiếp máu, được lưu thông. Do vậy, phải kiên định với chủ trương sống chung an toàn với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Trước đó, cũng đề cập đến gói kích cầu kinh tế mới, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đang đề xuất một số chính sách tài khóa, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, trong đó có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỉ đồng. Đồng thời, liên quan đến chính sách điều hành, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng cho biết, thời gian tới sẽ tập trung tăng thu thuế trên các nền tảng số mà nay còn dư địa như: bán hàng online, các nền tảng xuyên biên giới… Bộ cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá trốn thuế. Thực hiện thắt chặt chi tiêu, như giảm 10% chi thường xuyên, tiết kiệm 5% chi công tác phí, hội nghị…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động