Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào

Chọn nghề trồng đào để làm giàu, anh Nguyễn Văn Quyết (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã miệt mài nghiên cứu để phát triển cây đào cho ra hoa có màu sắc đẹp và bền cánh. Giờ đây, sau 10 năm “trồng hoa trên đất lúa”, anh đã trở thành Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp trồng hoa đào xã Hồng Hà, giúp hàng chục hộ dân làm giàu từ hoa đào.
Người trồng đào thất thốn tất bật vào vụ mới Các chủ vườn tất bật “hồi sinh” đào sau Tết Người trồng đào Vân Tảo tất bật chuẩn bị đón Tết

Quay lại câu chuyện từ 10 năm trước, khi anh Nguyễn Văn Quyết được kết nạp vào Hội Nông dân xã Hồng Hà. Năm 2006, theo chủ trương của chính quyền xã, huyện, anh cùng gia đình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây đu đủ và rau. Thế nhưng, lăn lộn suốt nhiều năm, cây đu đủ và rau vẫn không hiệu quả cao như anh mong muốn.

Năm 2011, nhận thấy nhu cầu của thị trường về hoa đào trong dịp Tết, anh đã mang giống đào Nhật Tân về trồng thử trên diện tích 1.000m2. Do hợp thời tiết và đất trồng, nên cây đào phát triển rất tốt nhưng không cho hoa đúng Tết.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Anh Nguyễn Văn Quyết chăm sóc vườn đào.

Dù buồn, nhưng anh vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, tiếp tục tìm hiểu thêm về cách chăm sóc cây đào. Đến hết năm 2012, diện tích trồng hoa đào của gia đình anh đã cho những kết quả bước đầu, đặc biệt cho hoa có màu sắc đẹp và bền cánh.

Năm 2017, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã, gia đình anh được tiếp cận với vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ nông dân của thành phố Hà Nội với lãi suất ưu đãi, anh quyết định tăng diện tích lên 5.000m2 và thu được năng suất cao vào đầu năm 2018.

Năm 2018, anh mạnh dạn tăng thêm 1ha trồng đào, đồng thời áp dụng những biện pháp canh tác mới, giảm thiểu phun thuốc trừ sâu và hóa chất diệt cỏ. Toàn bộ diện tích trồng đào của gia đình đều dùng màng phủ nông nghiệp.

Thừa thắng xông lên, năm 2019, do nhu cầu thị trường tăng, anh đã mở rộng các kênh bán hàng và đã tăng thêm diện tích trồng đào. Đồng thời, thuê đất của các hộ trồng lúa để chuyển đổi, tăng diện tích trồng hoa đào thêm 2ha.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Đây cũng là mô hình điển hình "Cánh đồng thân thiện với môi trường" của Hội Nông dân xã Hồng Hà.

Tiếp tục được Hội nông dân xã tạo điều kiện vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn, gia đình anh mạnh dạn mở rộng sản xuất và đa dạng sản phẩm. Đến năm 2022 gia đình anh Quyết đã có tổng diện tích trồng hoa đào lên đến 8ha.

Nhờ cây hoa đào đem lại giá trị kinh tế cao, nguồn thu nhập gia đình anh Quyết được cải thiện rõ rệt. Anh chia sẻ: “Gia đình tôi có 2 nhân khẩu đều là lao động chính, trung bình trong năm doanh thu đã trừ chi phí mỗi lao động có thu nhập từ 17-19 triệu đồng/người/tháng”.

Bên cạnh đó, “vựa” đào của gia đình anh còn thu hút được nhiều lao động. Anh thường xuyên tạo việc làm cho 20-25 lao động với mức thu nhập bình quân từ 6-9 triệu đồng/người/tháng. Những lúc mùa vụ thu hút tới 40-50 lao động.

Không chỉ là nông dân làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn Quyết còn là người nông dân có tinh thần tương thân tương ái. Anh quan tâm đến công tác giảm nghèo ở xã, mỗi năm gia đình anh đều quan tâm giúp đỡ các hộ nghèo như ủng hộ xây, sửa nhà, cho vay vốn làm kinh tế. Ai muốn trồng đào anh đều đào tạo dạy nghề, từ kỹ thuật trồng chăm sóc hoa đào, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh… cho đến việc trao đổi những kinh nghiệm về kinh doanh, nuôi cá lồng, nuôi lợn, gà... Chính anh đã đứng ra đào tạo để mỗi năm có từ 15-20 lao động có nghề thành thạo. Trong những năm qua, anh đã góp phần giúp 7 hộ thoát nghèo.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Những cây đào tươi tốt này sẽ cho ra hoa vào dịp Tết.

“Nhận thấy tiềm năng của cây hoa đào, Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhất là Hội Nông dân xã đã quan tâm giúp đỡ những người nông dân. Qua đó, tổ chức tập huấn kỹ thuật, mở lớp đào tạo nghề, giúp đỡ về vốn, đồng thời, đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao. Chính vì vậy, gia đình tôi đã cùng với nhiều hộ nông dân khác trong xã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, trên toàn xã đã có khảng 40 hộ dân tham gia trồng hoa đào, với diện tích khoảng 30ha”, anh Quyết cho biết.

Nhờ vậy, nghề trồng hoa đào ở Hồng Hà hiện nay đã thu hút trên 100 lao động có việc làm và có mức thu nhập thường xuyên khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Quyết luôn học hỏi nâng cao trình độ về kỹ thuật, nhờ đó hướng dẫn các hộ khác để cùng nhau phát triển, góp phần lớn vào việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Đan Phượng.

Đối với công tác từ thiện, gia đình anh thường xuyên tham gia ủng hộ các loại quỹ như: Quỹ chất độc da cam, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ hỗ trợ nông dân của xã... với số tiền từ 50-70 triệu đồng/năm; tặng các hộ hội viên nông dân khó khăn nhiều suất quà, gạo,… lên đến hàng trăm triệu đồng.

Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào
Gia đình anh Quyết đã có tổng diện tích trồng hoa đào lên đến 8ha.

Góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng xã thành phường, trong những năm qua, gia đình anh Quyết đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều gia đình còn khó khăn, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Hồng Hà nói riêng, và huyện Đan Phượng nói chung. Qua đó, góp một phần nhỏ giúp huyện Đan Phượng trở thành một trong những huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Bản thân anh và gia đình luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương. Tích cực tham gia ủng hộ xây dựng công tác Hội và phong trào nông dân. Trong sản xuất kinh doanh, luôn lấy chữ tín lên hàng đầu, chấp hành các nghĩa vụ giao nộp thuế đầy đủ, những quy định trong sản xuất, kinh doanh.

Nhờ vậy, anh đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng và xã Hồng Hà tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Điển hình, năm 2019 gia đình anh được Chứng nhận “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Thành phố giai đoạn 2015 - 2019”; Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023” cấp Thành phố; được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” và vinh danh tại Kỷ yếu "Gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, xuất sắc thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2023".

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.

Tin khác

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Với vai trò là Tổ phó phòng Sản xuất, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty TNHH Ogino Việt Nam, chị Nguyễn Thùy Dung luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chị đã có nhiều đóng góp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn và chăm lo tốt hơn cho lao động nữ tại Công ty. Chị Dung là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Thành công từ sự sáng tạo không ngừng

Thành công từ sự sáng tạo không ngừng

Hạnh phúc của người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Vũ Khắc Hùng (sinh năm 1989) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện

Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện

Học tập và làm theo Bác, hàng nghìn cán bộ, nhân viên, công nhân lao động ngành Điện đã và đang hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị lao động. Trong số đó, có 2 gương công nhân tiêu biểu là đảng viên, vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà

Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà

Vừa là Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc Kiểm toán nội bộ của Công ty Tài chính Lotte Việt Nam, vừa là người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình, chị Nguyễn Thị Thu Huyền luôn có bí quyết để cân bằng giữa công việc và gia đình. Chị là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội biểu dương, khen thưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động