Hiệu quả, nghĩa tình “đồng vốn” Công đoàn

(LĐTĐ) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hướng tới việc cải thiện, nâng cao đời sống cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên CNVCLĐ thông qua việc cho đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng.
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn Trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên Giải ngân gần 26 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động vay vốn

Kịp thời hỗ trợ

Giống như nhiều giáo viên mầm non khác, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa (Trường Mầm non Đồng Thái, huyện Ba Vì) có mức lương tuy ổn định nhưng không cao. Trong khi đó, chồng chị Hoa là lao động tự do, thu nhập bấp bênh, hai con đang tuổi ăn học, chi phí tốn kém nên kinh tế gia đình không mấy dư dả. Với tính cách năng động, không dễ chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, cô giáo Thanh Hoa quyết tâm tận dụng đất vườn của gia đình làm kinh tế trang trại để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo chị Thanh Hoa, đã làm kinh tế thì phải vay vốn. Trong khi đó, anh em, họ hàng, bạn bè đồng nghiệp thì đều khó khăn, khó có thể giúp đỡ, còn vay ngân hàng thì lãi suất lại cao, lương giáo viên mầm non không có điều kiện trả vì thế chị Hoa phải hết sức tính toán, cân nhắc.

Hiệu quả, nghĩa tình “đồng  vốn” Công đoàn
Quỹ Trợ vốn phối hợp với LĐLĐ huyện Gia Lâm tổ chức hướng dẫn thủ tục vay vốn cho đoàn viên, CNLĐ Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam.

Đang lúc loay hoay tìm nguồn vay tin cậy và phù hợp, chị Nguyễn Thị Thanh Hoa “mừng như bắt được vàng” khi được Công đoàn cơ sở và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ba Vì hướng dẫn đăng ký, làm thủ tục vay vốn của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình. Thủ tục vay rất đơn giản, việc giải ngân nhanh chóng, thuận tiện, lãi suất thấp. Với số vốn vay được từ Quỹ, chị Thanh Hoa có điều kiện đầu tư thêm con giống, thức ăn mở rộng quy mô chăn nuôi thỏ và bò của gia đình, mỗi năm, thu nhập tăng thêm từ chăn nuôi là trên 80 triệu đồng.

Chị Thanh Hoa bộc bạch, số vốn được vay tuy không nhiều (30 triệu đồng) nhưng đã hỗ trợ kịp thời và hữu ích cho gia đình chị trong việc kinh doanh. Chị mong muốn Quỹ sẽ nới hạn mức vay, bản thân có thể tiếp tục được vay với nguồn vốn cao hơn nữa để việc kinh doanh được thuận lợi hơn đồng thời mong muốn có thêm nhiều đoàn viên như mình được tiếp cận với nguồn vốn.

Tương tự là trường hợp của anh Quách Đình Hậu - đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất). Hai vợ chồng anh Hậu đều là công chức xã với đồng lương hạn hẹp mà nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn học tốn kém, vật giá sinh hoạt lại đắt đỏ nên cuộc sống gia đình khá khó khăn. Sẵn có đất vườn của gia đình, anh Hậu quyết tâm quy hoạch, đầu tư làm trang trại với mong muốn có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đang lúc cần vốn để mua thêm con giống, mở rộng quy mô chăn nuôi, anh Hậu may mắn được Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Tiến Xuân và LĐLĐ huyện Thạch Thất giới thiệu, hướng dẫn thủ tục, bảo lãnh vay 30 triệu đồng từ Quỹ Trợ vốn.

Anh Hậu cho biết, nguồn vốn không lớn nhưng là sự hỗ trợ rất kịp thời cho gia đình anh trong công việc tăng gia làm kinh tế. Với số tiền ấy, anh Hậu đã mở rộng quy mô trang trại từ chỉ nuôi gà đẻ trứng, sang nuôi gà thịt. Nhờ sử dụng đồng vốn hiệu quả, trang trại của gia đình anh Hậu ngày càng được mở rộng quy mô. Hiện trang trại của gia đình nuôi 200 con gà đẻ trứng và gần 300 gà thịt, thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 2 lao động.

“Nguồn vốn của Công đoàn thật sự có ý nghĩa với những đoàn viên khó khăn. Vốn được giải ngân phù hợp, đúng mục đích sử dụng của người cần vốn giúp tạo đà phát triển kinh tế mạnh hơn, đoàn viên cũng tránh tiếp xúc với nguồn vốn không chính thống hay tín dụng đen” - anh Quách Đình Hậu chia sẻ.

Rất nhiều đoàn viên, CNVCLĐ khác nữa cũng đã thoát khỏi khó khăn, vươn lên làm ăn kinh tế, ổn định đời sống gia đình nhờ được vay vốn của tổ chức Công đoàn. Chẳng hạn như: Đoàn viên Lê Thị Phương Anh (Công đoàn Trường Mầm non Phúc Đồng, LĐLĐ quận Long Biên), vay vốn để trồng cây ăn quả. Hiện nay, chị trồng 50 cây hồng xiêm cho thu hoạch 2 vụ/năm, doanh thu 40 triệu đồng/năm, 3 sào ổi, doanh thu 20 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho 3 lao động.

Đoàn viên Nguyễn Thị Bích Hiền (Công đoàn Trường Mầm non Tiên Dược B, huyện Sóc Sơn) vay vốn làm chăn nuôi gà, ngan, thỏ, thu nhập bình quân 2 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho 1 lao động trong gia đình. Đoàn viên Nguyễn Thị Huyền (Công đoàn Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội, Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội) đầu tư 5 sào, trồng hơn 8 nghìn cây mộc, tạo việc làm cho 2 lao động, doanh thu đạt 300 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 150 triệu đồng/năm.

Đoàn viên Nguyễn Ngọc Kỷ (Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, LĐLĐ huyện Gia Lâm) vay vốn mở cửa hàng Nail, gội đầu và bán mỹ phẩm cùng vợ, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho 2 lao động…

Qua ghi nhận, hầu hết, đoàn viên, CNVCLĐ khi được vay vốn từ Quỹ đều bày tỏ niềm xúc động, phấn khởi và an tâm, đánh giá cao ý nghĩa nguồn vốn của tổ chức Công đoàn. Bà Bùi Thị Ngà (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Đông Yên A, huyện Quốc Oai) cho biết, hiện nay, trên địa bàn các huyện ngoại thành, đời sống của công chức, viên chức đặc biệt là các giáo viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài thu nhập từ đồng lương hằng tháng, hầu hết mọi người đều có nguyện vọng tận dụng vườn đồi, ruộng đồng để trồng trọt và chăn nuôi nhằm có thêm thu nhập. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn từ Quỹ Trợ vốn thật sự có ý nghĩa thiết thực với các giáo viên, nhân viên nhà trường.

“Nhờ được vay vốn từ Quỹ Trợ vốn, nhiều đoàn viên, CNVCLĐ nhà trường đã có điều kiện đầu tư chăn nuôi, sản xuất tăng thêm thu nhập hoặc sửa chữa, cải tạo nhà dột nát. Bên cạnh đó, một số chị em đã mua sắm được phương tiện, trang thiết bị sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống” - bà Bùi Thị Ngà cho biết.

Giúp đoàn viên thoát nghèo

Ông Nguyễn Mạnh Cường (Giám đốc Quỹ Trợ vốn) cho biết, Quỹ Trợ vốn là đơn vị trực thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, CNVCLĐ, nhất là đoàn viên, CNVCLĐ nghèo của Thủ đô vươn lên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi năm, Quỹ giải ngân hàng chục tỷ đồng cho hàng ngàn đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn và số vốn giải ngân cũng như số người được vay năm sau luôn cao hơn năm trước.

Hiệu quả, nghĩa tình “đồng  vốn” Công đoàn

Điển hình, năm 2023, Quỹ Trợ vốn đã giải ngân 62 tỷ 130 triệu đồng cho 2.062 lượt đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn. Trong đó có 1.353 người (chiếm 65,62% tổng số người vay vốn) vay 40 tỷ 590 triệu đồng để sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập; 17 người (chiếm 0,82% tổng số người vay vốn) vay 510 triệu đồng để học nghề, tìm việc làm ổn định. Công tác cho vay vốn đã giúp giải quyết, tạo việc làm mới cho 2.328 lao động; thu nhập bình quân hộ gia đình tăng thêm từ 1,7 triệu đồng - 2 triệu đồng/hộ gia đình/tháng. 6 tháng đầu năm 2024, Quỹ giải ngân 30 tỷ 690 triệu đồng cho 976 đoàn viên, CNVCLĐ đáp ứng đủ điều kiện vay vốn.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cũng cho biết, công tác cho vay được bảo đảm chặt chẽ. Quy trình vay vốn từng bước được cải tiến và ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tuân thủ nghiêm 7 quy trình vay vốn của Quỹ Trợ vốn và thuận tiện cho người vay, 100% hồ sơ vay vốn được rà soát, kiểm tra chất lượng tín dụng qua CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước). Hiện nay, Quỹ Trợ vốn chủ yếu áp dụng hình thức giải ngân bằng chuyển khoản tới người vay vốn. Vì vậy, công tác giải ngân đảm bảo tuyệt đối an toàn, tiết kiệm chi phí. Công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay tiếp tục được Quỹ chú trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích.

Qua kiểm tra cho thấy cơ bản các đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn từ Quỹ Trợ vốn đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng vốn vay hiệu quả mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Từ nguồn vốn vay đã giúp cho các hộ gia đình đoàn viên, CNVCLĐ tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần từng bước giải quyết khó khăn trong cuộc sống của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo trên địa bàn Thành phố. “Hoạt động cho vay vốn đã giúp giải quyết, tạo việc làm mới cho hàng ngàn lao động; thu nhập bình quân hộ gia đình tăng 1,5 - 2 triệu đồng/hộ gia đình/tháng” - ông Nguyễn Mạnh Cường nói.

Nhiều hoạt động có tính nhân văn

Bên cạnh công tác cho vay vốn, Quỹ Trợ vốn còn triển khai hoạt động đầy tính nhân văn, hướng về cộng đồng là thực hiện tiết kiệm bắt buộc, qua đó giúp người vay nâng cao ý thức tiết kiệm cho bản thân và có trách nhiệm với đồng vốn được vay, hơn thế còn giúp đoàn viên, CNVCLĐ cùng góp sức để có thêm nhiều người khó khăn như mình sẽ được vay vốn.

Thời gian tới, Quỹ Trợ vốn sẽ tiếp tục hoạt động ngày càng chuyên nghiệp theo chương trình, dự án tài chính vi mô. Quỹ sẽ tiếp tục cải tiến các thủ tục, quy trình cho vay, thu hồi vốn đảm bảo chặt chẽ, để cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ dễ tiếp cận với nguồn vốn vay từ Quỹ trợ vốn đồng thời sẽ tăng cường tuyên truyền, triển khai đa dạng các sản phẩm vay vốn; phấn đấu luân chuyển, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

Cụ thể, theo quy định của Quỹ, mọi thành viên tham gia vay vốn đều phải tham gia sản phẩm tiết kiệm bắt buộc với mức 1% trên tổng số vốn vay. Số tiền tiết kiệm này được hoàn trả cho người vay khi thanh lý hợp đồng. Đây cũng chính là điều kiện vật chất cần thiết để quỹ thực hiện sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng như hỗ trợ học bổng cho con các thành viên vay vốn vượt khó học giỏi, hỗ trợ người vay không may gặp rủi ro và có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt…

Vì mục đích và ý nghĩa nhân văn như trên, 100% các thành viên vay vốn đã tích cực tham gia sản phẩm này. Từ nguồn tiết kiệm bắt buộc này, hàng năm Quỹ Trợ vốn đều tổ chức ít nhất 2 đợt trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho người vay.

Năm 2024, tính đến hết tháng 5, tổng số tiền tiết kiệm bắt buộc thu được là 3 tỷ 946 triệu đồng. Số tiền tiết kiệm bắt buộc đã thực hiện chi trả cho người vay vốn 4 tỷ 783 triệu đồng. Dư tiết kiệm bắt buộc 7 tỷ 294 triệu đồng sẽ tiếp tục được chi trả kịp thời, đầy đủ khi người vay tất toán hợp đồng vay vốn. Công tác chi trả tiền tiết kiệm bắt buộc được thực hiện bảo đảm kịp thời theo nguyên tắc, quy định, không có trường hợp sai sót.

Nhằm đóng góp những hoạt động thiết thực chăm lo tới đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn Thành phố, nhất là đối với đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, đang tham gia vay vốn, nhân dịp Tết Nguyên đán và hoạt động “Tết Sum vầy”, Tháng Công nhân năm 2024, Quỹ Trợ vốn đã rà soát, lựa chọn trao tặng sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng bằng tiền mặt cho 223 trường hợp người vay vốn là đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền 223 triệu đồng; tặng quà cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tại 2 đơn vị với số tiền gần 9,8 triệu đồng. Tổng số tiền Quỹ Trợ vốn đã trao tặng từ đầu năm tới nay là 232,8 triệu đồng cho 2 tập thể và 223 cá nhân.

Từ những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, thời gian tới, Quỹ Trợ vốn sẽ tiếp tục hoạt động ngày càng chuyên nghiệp theo chương trình, dự án tài chính vi mô. Quỹ sẽ tiếp tục cải tiến các thủ tục, quy trình cho vay, thu hồi vốn đảm bảo chặt chẽ, để cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ dễ tiếp cận với nguồn vốn vay từ Quỹ trợ vốn đồng thời sẽ tăng cường tuyên truyền, triển khai đa dạng các sản phẩm vay vốn; phấn đấu luân chuyển, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn; đồng thời tăng cường khâu thẩm định, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện tốt hợp đồng vay vốn đã ký để hạn chế mức thấp nhất nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn từ đó thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu chăm lo, giúp đoàn viên, CNVCLĐ có thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động