Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Tháo “điểm nghẽn” để nâng cao năng suất lao động Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo

Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội trong thời gian qua là Thành phố luôn quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hiện nay, Hà Nội là một trong những Thành phố có số lượng cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN lớn nhất cả nước với trên 300 đơn vị. Cùng với đó, Hà Nội có 16 trường trung cấp, cao đẳng công lập được lựa chọn đào tạo 29 nghề trọng điểm (14 nghề cấp độ quốc tế, 11 nghề cấp độ ASEAN, 14 nghề cấp độ quốc gia). Những năm qua, Thành phố đã từng đầu tư hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ các trường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo đối với các nghề trọng điểm theo chương trình chuyển giao và để trở thành trường chất lượng cao.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh
Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở GDNN, kết quả tuyển sinh đào tạo nghề của Thành phố cũng liên tục tăng lên, từ 117.000 lượt người năm 2008 lên 252.286 lượt người năm 2022 (tăng 115,62% trên cả giai đoạn).Tính chung trong giai đoạn 2008 - 2022, các cơ sở có hoạt động GDNN trên địa bàn Thành phố thực hiện tuyển sinh, đào tạo đạt 2.614.702 lượt người. Năm 2023, các cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố tuyển sinh đào tạo cho 246.100 lượt người, vượt 7% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó có 37.778 người trình độ cao đẳng, 33.699 người trình độ trung cấp, 174.623 người trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Có 215.534 người tốt nghiệp, trong đó: 18.894 người trình độ cao đẳng, 23.008 người trình độ trung cấp, 173.632 người trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng, vượt 6,7% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đáng nói, chất lượng công tác dạy nghề của Thành phố Hà Nội có chuyển biến tích cực với cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng có việc làm sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo ngày càng tăng... Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, những năm qua, tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên các trường nghề ở Hà Nội có việc làm sau tốt nghiệp thường đạt tỷ lệ từ 70 - 80%. Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% như nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nghề Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ sơn ô tô, công nghệ ô tô, tự động hóa... Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm đã giúp nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn Thành phố tăng hàng năm. Riêng năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố đạt 73,23%, vượt 0,03% chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2023. Trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 52,53%, vượt 0,03 điểm % chỉ tiêu kế hoạch đề ra góp phần cung cấp nguồn lao động qua đào tạo, có tay nghề, chất lượng cao cho thị trường lao động Thủ đô.

Cùng với nâng cao tỷ lệ lao động qua đạo tạo, các đơn vị GDNN trên địa bàn Thành phố đã chủ động trong hợp tác quốc tế, xây dựng và chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Các cơ sở GDNN cũng tích cực hợp tác, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Cùng với đó, Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia, quốc tế...

Dù đạt nhiều kết quả tích cực như vậy nhưng nhìn trên thực tế chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Điều đáng nói là nguồn nhân lực sẵn sàng cung ứng cho thị trường của Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông và đang rất thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, nhất là ở một số ngành nghề như công nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, cơ điện tử...So với những năm trước đây, chất lượng lao động có trình độ đã tăng nhưng chưa thật sự đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi lao động không chỉ được đào tạo bài bản về mặt chuyên môn, mà còn cả những yếu tố khác như tin học, ngoại ngữ hay các kỹ năng xã hội như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng khởi nghiệp… Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang đặt ra nhiều thách thức về lao động, việc làm và chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đứng trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển, hội nhập, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tiếp tục xác định việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá quan trọng, song được nâng tầm với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và nặng nề hơn. Đó là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực các ngành Văn hóa, Du lịch. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế...”. Cũng trong giai đoạn này, Thành phố phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt ít nhất 75-80%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Riêng trong năm 2024, trong lĩnh vực GDNN, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tuyển sinh và đào tạo cho 235.000 lượt người (cao đẳng 26.000, trung cấp 30.000, sơ cấp và dưới 3 tháng 179.000), phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào đạt 74,2%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 54%, giải quyết việc làm mới cho 165.000 lao động;.

Để góp phần cùng Thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu nói trên, phát huy vai trò của cơ quan tham mưu trong lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề, Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết đơn vị sẽ tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, Sở sẽ tham mưu Thành phố xây dựng, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.

Trong đó, Sở tham mưu Thành phố ưu tiên phát triển các cơ sở GDNN có ngành/nghề đang phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của xã hội hiện nay, như du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, số hóa công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, logistics đồng thời khuyến khích thành lập các trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Sở đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyển sinh, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, xây dựng kế hoạch tuyển sinh GDNN hàng năm; tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên website, fanpage, các kênh liên kết tuyển sinh online; tổ chức ngày hội tư vấn, tuyển sinh GDNN; hội nghị gắn kết GDNN với thị trường lao động…

Sở cũng sẽ tham mưu với Thành phố triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh sự gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDNN trong đào tạo, giải quyết việc làm. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục tham mưu Thành phố nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở GDNN, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề; đổi mới trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến; đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; ưu tiên đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động.

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tham mưu Thành phố có giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN, tạo sự liên kết giữa người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

(LĐTĐ) Công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung có tính bao quát, liên quan đến cả vấn đề lý luận và thực tiễn. Gần 50 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp vào Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, sẽ góp phần vào việc hoàn thiện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thăm, tặng quà người có công

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/ 2024), chiều 23/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đi thăm, tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng Người có công số 1 Hà Nội (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) và tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà thương binh, gia đình chính sách

Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà thương binh, gia đình chính sách

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 23/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 3 (thôn Nghĩa Sơn, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và các gia đình chính sách thôn 7, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng.
iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

(LĐTĐ) Đơn giản, dễ truy cập, nhiều tiện ích thông minh… đó là chia sẻ của nhiều người dân Thủ đô sau khi cài đặt và trải nghiệm ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”, đồng thời kỳ vọng, ứng dụng này sẽ trở thành cầu nối hữu ích giúp chính quyền và người dân Hà Nội đến gần nhau hơn.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trả lời tại Tòa bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ bị cáo Quyết) đồng ý dùng các tài sản chung đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động