Chốt đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ 1/7/2022: Người lao động bày tỏ vui mừng

(LĐTĐ) Từ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và khảo sát việc làm, đời sống của công nhân lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2022 với Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Theo đó, qua hai phiên họp, thương lượng, sáng 12/4, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Tiếp thêm động lực cho người lao động Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%: Với công nhân, tăng một đồng cũng quý Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 7-8% từ 1/7/2022

Đời sống công nhân còn nhiều khó khăn

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong vòng 2 năm qua, nguồn thu nhập của người lao động bị giảm đáng kể. Tiền lương chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt thường ngày. Không chỉ vậy, hiện nay giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên khiến đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Kể từ đầu năm đến nay, chị Hoàng Thị Hoa, công nhân Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam luôn phải tìm cách cân đối chi tiêu trong gia đình để không bị thiếu hụt tiền chi phí sinh hoạt cũng như tiền ăn học của các con. Chị Hoa chia sẻ, cả 2 vợ chồng đều là công nhân. Vợ chồng chị có 2 con nhỏ và đang thuê trọ tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

Chốt đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ 1/7/2022: Người lao động bày tỏ vui mừng
Công nhân lao động mong muốn Chính phủ sẽ chấp nhận đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%. Ảnh: Lương Hằng

Trong vòng 2 năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của gia đình chị. Theo đó, tổng thu nhập của 2 vợ chồng lúc ổn định nhất cũng chỉ vào khoảng 17 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ đủ trang trải chi phí như: Tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước, chi phí đi lại. Có những tháng vợ chồng chị Hoa còn chi “âm” tiền lương vì con cái ốm đau, bệnh tật.

Tương tự, chị Đỗ Thị Kim Tuyến, công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí sinh hoạt và các mặt hàng tiêu dùng tăng cao. Theo chị Tuyến, dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, việc làm, thu nhập của những công nhân lao động sản xuất trực tiếp như chị. Vợ chồng chị Tuyến đều là công nhân nên thu nhập khá bấp bênh. Tính tổng lương của 2 vợ chồng được khoảng 15 - 20 triệu đồng/ tháng. Trong tình hình giá cả các mặt hàng đều leo thang như hiện tại, với mức thu nhập này vợ chồng chị khó có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Không chỉ có tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, việc mua bỉm sữa, đồ dùng cho con cũng trở thành nỗi lo thường trực của đôi vợ chồng trẻ.

Cùng chung nỗi lo cơm áo gạo tiền của những công nhân lao động xa nhà, anh Nguyễn Văn Thủy, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, cho biết, rời quê Ninh Bình, vợ chồng anh lên Hà Nội kiếm việc để có tiền trang trải cuộc sống. Tính đến thời điểm hiện tại, anh Thủy đã gắn bó với công ty được 10 năm. Theo anh Thủy, khó khăn của người công nhân xa nhà khi làm tại Khu Công nghiệp là chi phí ăn, ở, sinh hoạt. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi làm bị gián đoạn, thậm chí có thời điểm cả 2 vợ chồng anh phải nghỉ việc tạm thời nên tiền lương không cao, cũng bởi vậy mà “gánh nặng” chi phí ăn ở sinh hoạt nhân lên gấp nhiều lần.

“Lương hàng tháng của tôi và vợ chỉ đủ trang trải chi phí thuê nhà, ăn uống, học hành của các con. Có những tháng vợ chồng con cái bị ốm, thu không đủ chi, vợ chồng tôi phải đi vay mượn người thân, bạn bè để trang trải cuộc sống.”, anh Thủy chia sẻ.

Không chỉ có công nhân lao động tại Hà Nội mà công nhân lao động cả nước cũng đang phải chật vật xoay sở với đồng lương ít ỏi để trang trải cuộc sống. Theo kết quả khảo sát do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện trong tháng 3 năm 2022 với 1.533 người lao động tại 6 tỉnh, thành phố cho thấy: Mức lương người lao động nhận được không đủ trang trải nhu cầu sống tối thiểu của họ và gia đình: Có 46,2% người lao động cho biết họ phải làm thêm giờ với số ngày phải làm thêm giờ trong 1 tháng trung bình là 12,78 ngày/tháng để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Người lao động phấn khởi, chờ Chính phủ sớm quyết định

Trước những khó khăn, vất vả của công nhân lao động, tổ chức Công đoàn đã tham gia thương lượng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động. Sau hai phiên họp, thương lượng, sáng 12/4, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2 năm qua người lao động dù rất khó khăn nhưng đã hết lòng chia sẻ với doanh nghiệp, đồng hành, nỗ lực cùng với doanh nghiệp để vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Đời sống của người lao động sau đại dịch tiếp tục khó khăn, một bộ phận khó khăn gay gắt, không thể trở lại doanh nghiệp hoặc lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Bởi vậy, khi cả nước đang trong giai đoạn bình thường mới, thì việc nâng lương tối thiểu vùng là cần thiết!

Trả lời báo chí sau cuộc họp, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Trên cơ sở đàm phán dân chủ và quyết liệt, Hội đồng đã đưa ra được quyết định thuyết phục được các bên, đó là mức lương tối thiểu vùng năm 2022 được tính từ 1/7/2022 đến hết năm 2023 có mức tăng 6%. “Thực ra, với tư cách đại diện cho người lao động thì chúng tôi mong muốn mức lương tăng cao hơn nữa, nhưng trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì chúng tôi cho rằng mức này đã thể hiện sự chia sẻ của người lao động, của tổ chức đại diện cho người lao động với doanh nghiệp, chúng ta cùng nắm tay nhau thực hiện tốt chương trình phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa đọc báo điện tử, chị Hoàng Thị Hoa được biết Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Trước thông tin trên chị Hoa không khỏi phấn khởi, vui mừng. “Với công nhân chúng tôi thời điểm hiện tại tiền lương tăng 1 đồng cũng là đáng quý. Tôi mong rằng Chính phủ sẽ đồng ý chấp nhận mức đề xuất trên để chúng tôi có thêm thu nhập ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19”- chị Hoa phấn khởi bày tỏ.

Cùng chung niềm vui với chị Hoa, chị Đỗ Thị Kim Tuyến gửi lời cảm ơn chân thành tới tổ chức Công đoàn đã tham gia đàm phán, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động, cụ thể là đã thỏa thuận đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% cho người lao động. Chị Tuyến mong muốn trong những năm tới, khi các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất trở lại, mức lương tối thiểu vùng sẽ được nâng lên theo các năm để nâng cao đời sống cho công nhân lao động.

Còn với anh Nguyễn Văn Thủy, việc tăng lương tối thiểu vùng trong thời điểm hiện tại là việc làm vô cùng cần thiết đối với người lao động. “Đối với việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, tôi rất đồng tình, ủng hộ và mong muốn Chính phủ chấp thuận đề xuất trên. Việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ giúp công nhân vơi bớt khó khăn trong cuộc sống mà còn cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và tạo động lực cho công nhân lao động tích cực làm việc, đóng góp hơn vào sự phát triển của công ty.”, anh Thủy nói.

Trên cương vị là Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Long cho biết, qua khảo sát về việc tăng lương tối thiểu vùng tại công ty, người lao động rất vui mừng và phấn khởi trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng. Theo ông Long, 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Chính phủ chưa tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Mặc dù công ty vẫn tăng lương cho người lao động dựa vào tình hình kinh doanh của công ty, nhưng chỉ tăng được khoảng 200-500 nghìn đồng/1 người lao động tùy thuộc vào vị trí công việc.

“Khi tuyển dụng lao động, mặc dù công ty đã để lương đầu vào cao hơn lương tối thiểu vùng nhưng nhiều công nhân lao động vẫn nghỉ việc để tìm các công việc khác mà không quan tâm đến lợi ích được hưởng lâu dài. Khi có mức lương tối thiểu vùng mới thì công nhân lao động mới được tuyển sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng cao hơn. Với mức lương tối thiểu vùng đó, người lao động sẽ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty”, ông Long chia sẻ./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm một số khu vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, cùng với sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, lợi nhuận thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân. Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những giải pháp tổng thể nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững.
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động