Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%: Với công nhân, tăng một đồng cũng quý

(LĐTĐ) Sau hai phiên họp, thương lượng, sáng 12/4, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Trước thông tin này, nhiều công nhân lao động bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi và mong muốn Chính phủ sẽ đồng ý đề xuất trên.
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022 Các bên đã tăng cường thương lượng, đối thoại

Kể từ đầu năm đến nay, chị Hoàng Thị Hoa, Công nhân Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam luôn phải tìm cách cân đối chi tiêu trong gia đình để không bị thiếu hụt tiền chi phí sinh hoạt cũng như tiền ăn học của các con. Chị Hoa chia sẻ, cả 2 vợ chồng đều là công nhân. Vợ chồng chị có 2 con nhỏ và đang thuê trọ tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

Trong vòng 2 năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của gia đình chị. Theo đó, tổng thu nhập của 2 vợ chồng lúc ổn định nhất cũng chỉ vào khoảng 17 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này chỉ đủ trang trải chi phí như: Tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước, chi phí đi lại. Có những tháng, vợ chồng chị Hoa còn chi “âm” tiền lương vì con cái ốm đau, bệnh tật.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%: Với công nhân, tăng một đồng cũng quý
Người lao động mong muốn Chính phủ sẽ chấp nhận đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%. (Ảnh minh họa: Lương Hằng)

Chị Đỗ Thị Kim Tuyến, Công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí sinh hoạt và các mặt hàng tiêu dùng tăng cao. Theo chị Tuyến, dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, việc làm, thu nhập của những công nhân lao động sản xuất trực tiếp như chị. Vợ chồng chị đều là công nhân nên thu nhập khá bấp bênh. Tính tổng lương của 2 vợ chồng được khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng. Trong tình hình giá cả các mặt hàng đều leo thang như hiện tại, với mức thu nhập này vợ chồng chị khó có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Không chỉ có tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, việc mua bỉm sữa, đồ dùng cho con cũng trở thành nỗi lo thường trực của 2 vợ chồng.

Cùng chung nỗi lo cơm áo gạo tiền của những công nhân lao động xa nhà, anh Nguyễn Văn Thủy, Công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, cho biết, rời quê Ninh Bình, vợ chồng anh lên Hà Nội kiếm việc để có tiền trang trải cuộc sống. Tính đến thời điểm hiện tại, anh Thủy đã gắn bó với công ty được 10 năm. Theo anh Thủy, khó khăn của người công nhân xa nhà khi làm tại Khu Công nghiệp là chi phí ăn ở sinh hoạt. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi làm bị gián đoạn, thậm chí có thời điểm cả 2 vợ chồng anh phải nghỉ việc tạm thời nên tiền lương không cao, cũng bởi vậy mà “gánh nặng” chi phí ăn ở sinh hoạt nhân lên gấp nhiều lần.

“Lương hằng tháng của tôi và vợ chỉ đủ trang trải chi phí thuê nhà, ăn uống, học hành của các con. Có những tháng vợ chồng con cái bị ốm, thu không đủ chi, vợ chồng tôi phải đi vay mượn người thân, bạn bè để trang trải cuộc sống.”- anh Thủy chia sẻ.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa đọc báo điện tử, chị Hoàng Thị Hoa được biết Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Trước thông tin trên chị Hoa không khỏi phấn khởi, vui mừng. “Với công nhân chúng tôi thời điểm hiện tại tiền lương tăng một đồng cũng là đáng quý. Tôi mong rằng Chính phủ sẽ đồng ý chấp nhận mức đề xuất trên để chúng tôi có thêm thu nhập ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19”, chị Hoa phấn khởi bày tỏ.

Cùng chung niềm vui với chị Hoa, chị Đỗ Thị Kim Tuyến gửi lời cảm ơn chân thành tới tổ chức Công đoàn đã tham gia đàm phán, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động, cụ thể là đã thảo thuận, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Chị Tuyến mong muốn trong những năm tới, khi các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất trở lại, mức lương tối thiểu vùng sẽ được nâng lên theo các năm để nâng cao đời sống cho công nhân lao động.

Còn với anh Nguyễn Văn Thủy, việc tăng lương tối thiểu vùng trong thời điểm hiện tại là việc làm vô cùng cần thiết đối với người lao động. “Đối với việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, tôi rất đồng tình, ủng hộ và mong muốn Chính phủ chấp thuận đề xuất trên. Việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ giúp công nhân vơi bớt khó khăn trong cuộc sống mà còn cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và tạo động lực cho công nhân lao động tích cực làm việc, đóng góp hơn vào sự phát triển của công ty.”, anh Thủy nói.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Xem thêm
Phiên bản di động