Tiếp thêm động lực cho người lao động
Cả hai vợ chồng đều là lao động ngoại tỉnh, rời quê Thái Bình lên Hà Nội làm công nhân đến nay đã tròn 10 năm nhưng cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, công nhân Công ty TNHH Denso Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chị Thủy cho biết, tổng thu nhập tối đa của vợ chồng chị khoảng 16 triệu đồng/tháng. Hàng tháng chị trả tiền thuê nhà, tiền điện, nước hết khoảng 2 triệu đồng, cộng với tiền ăn, học của các con... số tiền tiết kiệm chẳng còn là bao.
Lương tối thiểu vùng tăng sẽ tiếp thêm động lực cho người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn (Ảnh minh họa) |
Hai năm qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống của công nhân lao động gặp nhiều khó khăn. Thời điểm xăng tăng giá, nhu yếu phẩm cũng leo thang khiến chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình chị nói riêng và công nhân lao động nói chung càng trở nên chật vật.
“Tiền lương hàng tháng thấp trong khi cuộc sống có hàng trăm thứ phải lo toan nên rất áp lực. Ảnh hưởng dịch bệnh, có thời điểm chúng tôi phải nghỉ làm, thu nhập giảm sút nên đã khó càng thêm khó. Chính vì thế được tăng lương tối thiểu vùng chúng tôi rất phấn khởi. Như vậy hàng tháng sẽ có thêm thu nhập tuy không quá nhiều nhưng với công nhân lao động vậy là đáng quý”, chị Thủy chia sẻ.
Khó khăn chồng chất khó khăn, vợ chồng chị Thuỷ có 2 con nhỏ, cháu lớn đang theo học lớp 1, cháu nhỏ 2 tuổi, mắc bệnh u bì kết giác mạc bẩm sinh, phải sử dụng máy nghe trợ thính. Cuộc sống khó khăn, vợ chồng chị phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm giúp.
Tiền lương công nhân hàng tháng vốn đã ít nhưng chị phải tiết kiệm để đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chị được các bác sĩ tư vấn có thể làm phẫu thuật khi con chị được 5 hoặc 6 tuổi. Tuy nhiên số tiền phẫu thuật lên đến vài trăm triệu, do đó áp lực kinh tế càng đè nặng lên đôi vai vợ chồng chị.
“Gửi con ở quê nhiều lúc nhớ con nhưng cũng phải chấp nhận. Đợt vừa qua, giá xăng tăng kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, chi phí sinh hoạt nhiều nên tiền tích lũy chẳng còn mấy. Tôi phải cân nhắc, tính toán, cân đối lại các khoản chi tiêu cho hợp lý. Tôi chỉ mong có sức khỏe để làm việc, tích lũy tiền chữa bệnh, lo cho các con”, chị Thủy bộc bạch.
May mắn hơn vợ chồng chị Thủy, hàng tháng bớt được khoản tiền thuê nhà nhưng cuộc sống của vợ chồng anh Nguyễn Doãn Khuyên, công nhân Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam cũng không dư dả quá nhiều.
Nhận được thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%, anh Khuyên cảm thấy được tiếp thêm động lực, giúp anh nhận thấy người lao động luôn được tổ chức Công đoàn, được Chính phủ quan tâm.
Với anh đây là sự hỗ trợ rất kịp thời, nếu được tăng lương tối thiểu vùng thì người lao động sẽ tiết kiệm được một khoản tiền trong quỹ chi tiêu hàng tháng, tuy nhiên anh Khuyên vẫn còn nhiều trăn trở.
“Tôi và nhiều công nhân lao động khác trong Công ty có mức lương cố định hàng năm. Trong các năm, nếu có tăng lương thì chỉ thực hiện tăng từ tháng 1, do đó không biết Công ty tôi có thực hiện tăng lương 6% như vậy cho người lao động vào tháng 7 tới đây hay không. Chúng tôi chỉ mong Chính phủ sẽ đồng ý, chấp nhận mức đề xuất trên và các doanh nghiệp sẽ áp dụng sớm để chúng tôi giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống”, anh Khuyên bày tỏ.
Chia sẻ của chị Thủy, anh Khuyên cũng là niềm vui và trăn trở chung của đông đảo công nhân lao động. Tựu chung lại có thể thấy phương án đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% đã đem lại niềm vui cho công nhân, người lao động, nhất là trong giai đoạn này họ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Mức tăng dù chưa quá cao nhưng cho thấy cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức Công đoàn cũng như phía doanh nghiệp đã thấu hiểu, chia sẻ cùng người lao động. Khi lương tối thiểu vùng được tăng lên sẽ tạo thêm nhiều động lực hơn cho công nhân, người lao động.
Ngày 12/4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp phiên thứ hai để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp. Tại phiên họp, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Hiện nay mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng theo mức cũ như sau: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: Lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: Lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: Lương tối thiểu vùng là 3.430.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: Lương tối thiểu vùng là 3.070.000 đồng/tháng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Lợi quyền lao động 23/09/2024 11:02
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:28
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04