Chè truyền thống đất Hà thành: Hương vị cổ xưa hấp dẫn

(LĐTĐ) Chè từ lâu vốn là món ăn vặt quen thuộc của người dân Hà Nội. Trải qua hàng chục năm, món chè đã được chế biến đa dạng hơn với nhiều loại khác nhau. Nhưng món chè truyền thống vẫn luôn giữ cho mình một vị trí không thể thay thế đối với ẩm thực đất Hà thành. Những quán chè hàng chục năm tuổi mang đậm hương vị Hà Nội xưa vẫn luôn giữ cho mình vị trí không ồn ào giữa lòng thủ đô.
che truyen thong dat ha thanh huong vi co xua hap dan Phong phú ngõ Hà Nội
che truyen thong dat ha thanh huong vi co xua hap dan Gìn giữ nét ẩm thực của người Hà Thành

Nhắc đến chè truyền thống ở Hà Nội, không thể không nhắc đến quán chè Mười Sáu đã có mặt ở Hà Nội 40 năm trước tại phố Ngô Thì Nhậm. Ông Phạm Xuân Thanh, chủ quán chè cho biết, quán Mười Sáu mở cửa từ năm 1980, mẹ ông là người Hà Nội gốc nên những món chè ở quán là do một tay bà làm.

Những món chè trong quán có từ ngày đó đến nay vẫn được duy trì như chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh, chè đậu đen hạt sen. Nay có thêm một số loại chè khác nhưng chủ yếu vẫn là chè truyền thống. Quán chè đông khách là do giữ được hương vị truyền thống của người Hà Nội từ mấy chục năm về trước cho đến nay.

Vẫn đông khách như xưa, khách đến mua phải xếp hàng đợi đến lượt, nhưng bây giờ chè Mười Sáu còn có thêm nhiệm vụ ship chè cho khách đặt hàng mang đi, cho nên bên cạnh những người mua chè còn thấp thoáng bóng áo xanh của những lái xe grab đợi lấy hàng.

che truyen thong dat ha thanh huong vi co xua hap dan
Ông Phạm Xuân Thanh, chủ quán chè Mười Sáu đang đóng hộp chè giao cho khách mang về

Một thực khách cho biết, mẹ chị thích ăn chè đỗ đen ở quán chè Mười Sáu cũng hơn 20 năm không đổi khẩu vị, vì chè đỗ đen là món chè truyền thống từ đời cha ông, nhưng không phải ai nấu cũng ngon như quán chè của ông Thanh. Đến nay, quán chè đã cho ra nhiều loại khác nữa, nhưng chè truyền thống như đỗ xanh, đỗ đen vẫn là món yêu thích của nhiều người dân nơi đây.

Nói về chè Hà Nội, đầu bếp Nguyễn Phương Hải, tác giả cuốn sách Dạy nấu 36 món ăn cổ truyền Hà Nội nổi tiếng nhận xét, các món chè truyền thống đất Hà Thành có những nét độc đáo riêng và khác hẳn với các vùng miền khác. Khi nói đến chè Hà Nội thì phải nói ngay đến chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè cốm, chè hạt sen, chè sen lồng nhãn, chè hoa cau, chè bà cốt, chè sắn, chè con ong... là các loại chè cổ truyền và có từ lâu đời của mảnh đất kinh kỳ.

Chè của Hà Nội độc đáo ở chỗ là ăn được cả mùa hè và mùa đông. Mùa hè thì chè là thức quà ăn chơi giải nhiệt giúp cơ thể tránh được cái nóng, và ngược lại, các loại chè nóng ấm của mùa đông lại giúp con người chống được cái rét cắt da, cắt thịt của miền Bắc. Đến Tết nguyên Đán thì người Hà Thành có những loại chè kho không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình.

che truyen thong dat ha thanh huong vi co xua hap dan
Quán chè truyền thống bao giờ cũng đông khách

Trong truyền thống, chè Hà Nội đặc biệt ở chỗ biết dùng sản vật sẵn có của đất Hà thành, mùa nào thức đấy. Mùa hè là mùa thu hoạch đậu đỗ, hạt sen nên chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè sen... được các bà các mẹ nấu và phổ biến rộng rãi, các món ăn này ngoài công dụng giúp cơ thể giải nhiệt nó còn là những thức quà thời trân (mùa vụ) rất ngon mà ai ai cũng thích. Đến mùa thu là mùa cốm mới thì người Hà Nội có chè cốm, cốm sào...

Có loại chè của Hà Nội còn kết hợp và song hành với xôi để tạo ra một món ăn thịnh hành trong các bữa cỗ chay, là sản vật người Hà Nội thường làm để dâng cúng tiên tổ mỗi khi nhà có cỗ hoặc nó là món ăn sáng và ăn xế... giản dị đã đi vào tiềm thức của nhiều người đó là món xôi vò chè đường hay còn gọi là chè hoa cau.

che truyen thong dat ha thanh huong vi co xua hap dan
Chè đỗ đen, đỗ xanh vẫn là món truyền thống được yêu thích

Sau này, chè Hà Nội thường được cho thêm trân châu, thạch đen, dừa nạo, tinh dầu chuối hoặc tinh dầu hoa bưởi vào món ăn để làm tăng sự tinh tế hấp dẫn cho người ăn.

Giữa lòng thủ đô náo nhiệt, hiện đại, những hàng chè năm xưa dù lẩn khuất trong những con hẻm xa xôi, hay đơn giản chỉ là gánh hàng rong ven đường, dưới gốc cây cổ thụ, vẫn là nét đặc trưng của ẩm thực đường phố Hà thành như quán xôi chè Bà Thìn ở phố Bát Đàn, quán chè Bốn mùa ở phố Hàng Cân, quán chè Huyền nằm ngay đầu phố Thiền Quang giao với Yết Kiêu…

Dù Hà Nội đã đổi thay rất nhiều, nhưng những quán chè truyền thống vẫn trở thành điểm đến thưởng thức hương vị cổ xưa cho nhiều thế hệ người Hà Nội. Nằm trải rác trên mọi con phố, không xa hoa, lung linh như nhiều hàng quán khác, những quán chè truyền thống luôn giữ được nét đặc trưng của phong vị đất Hà thành.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động