Khởi sắc du lịch Làng cổ Đường Lâm

(LĐTĐ) Không chỉ là mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", Làng cổ Ðường Lâm (thị xã Sơn Tây) còn là một địa chỉ độc đáo, nơi hội tụ đậm đặc tinh hoa văn hóa xứ Đoài. Thời gian qua, thị xã Sơn Tây đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm khơi dậy những giá trị tiêu biểu, từ đó, đưa Đường Lâm thực sự trở thành một “bảo tàng sống” hấp dẫn, điểm đến văn hóa lịch sử nổi bật trên bản đồ du lịch di sản Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hà Nội khảo sát tại Làng cổ Đường Lâm Bảo tồn và khai thác giá trị làng cổ Đường Lâm Người “truyền lửa” góp phần bảo tồn Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2005. Tại đây có tới 8 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia gồm: Làng cổ, Chùa Mía, Đình Mông Phụ, Đình Đoài Giáp, Đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Đền thờ và lăng Ngô Quyền, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh.

Đằng sau cánh cổng làng là một không gian yên bình, cùng nếp sống hiền hòa với điểm nhấn là gần 1.000 ngôi nhà cổ được xây dựng với lối kiến trúc xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của làng quê Bắc Bộ.

Khởi sắc du lịch Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm đã có nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn đông đảo du khách ở mọi lứa tuổi.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ được những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của một làng quê với cây đa, bến nước, sân đình… là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu trên hành trình tìm về di sản văn hóa xứ Đoài.

Kể từ khi được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia (năm 2005) và Điểm du lịch cấp Thành phố (năm 2019), Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm đã có những bước đi bài bản trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm chia sẻ: “Bên cạnh việc duy trì hoạt động trang website giới thiệu làng cổ, chúng tôi đã xây dựng các tour tuyến tham quan tại làng cổ gắn với các di tích trên địa bàn thị xã và vùng phụ cận; triển khai mô hình dịch vụ, du lịch homestay tới các gia đình có nhà cổ”.

Theo Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm, Đường Lâm hiện có trên 100 hộ dân tại 5 thôn làm dịch vụ du lịch và tham gia tạo sản phẩm phục vụ du khách. Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm đã có nhiều cuộc họp với người dân để sắp xếp lại dịch vụ du lịch, hướng tới sự chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trước kia, nhiều gia đình cùng làm kẹo lạc, chè lam, bánh tẻ… nhưng giờ đây chia ra mỗi hộ thực hiện một sản phẩm là thế mạnh của mình. Những hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú được hướng dẫn về tác phong phục vụ chuyên nghiệp. Việc sắp xếp này đã tạo điểm mới cho du lịch cộng đồng tại Đường Lâm, giúp khách có trải nghiệm tốt hơn.

Đặc biệt, từ tháng 4/2023, nhằm tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn cho hành trình du lịch di sản, một không gian trình diễn nghệ thuật, workshop và phát triển sáng tạo mang tên “Đoài creative” đã ra mắt tại Làng cổ, mở ra cơ hội trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn của Đường Lâm nói riêng, làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nói chung.

Tại đây, công chúng và du khách được tìm hiểu về lịch sử văn hóa làng cổ xứ Đoài, tham gia các workshop với những chuyên đề luôn được đổi mới để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, như: Sáng tạo trên nền ngói cổ, làm đèn nghệ thuật trên ngói âm dương, vẽ tranh mộc bản trên giấy dó, giấy điệp… Dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm nhưng “Đoài creative” đã tạo được dấu ấn trong lòng công chúng khi tới thăm làng cổ Đường Lâm, đặc biệt vào các dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ, nơi đây luôn tấp nập khách tham quan, trải nghiệm.

Cùng với “Đoài creative”, với cách làm du lịch mới thông qua các mô hình không gian sáng tạo, hiện nay tại Đường Lâm còn có nhiều mô hình làm du lịch cộng đồng khác thu hút đông đảo người dân tham gia. Thành danh với công việc của một họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát luôn tâm huyết đồng hành cùng Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm và bà con bằng cách triển khai mô hình không gian sáng tạo thông qua Hợp tác xã Nghề làng từ tháng 3/2023. Ở đây, du khách có thể trải nghiệm "chạm" vào những công đoạn của nghề làm gốm, sơn mài cổ truyền.

"Thông qua những nghề thủ công truyền thống này, chúng tôi muốn phát huy và gửi gắm những giá trị văn hóa vào trong đây, vào trong mảnh đất này. Vì tôi cũng hiểu là một trong những thế mạnh của Đường Lâm, Sơn Tây đó là thế mạnh du lịch, đây cũng là một cách để tôi chuyển tải những nội dung ý nghĩa đến với khách du lịch", Họa sĩ - Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tâm sự.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết: Cùng với việc phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có, thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, cùng các đơn vị du lịch triển khai nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn tại Làng cổ Đường Lâm như Chương trình Tết Làng Việt, tổ chức tour du lịch Đường Lâm mùa lúa chín, du lịch trải nghiệm làm nông nghiệp; ra mắt các mô hình, không gian sáng tạo và một số dự án bảo tồn và phục hồi giống gà Mía, chè Cam Lâm, làm tương và các sản phẩm bánh kẹo truyền thống…

Người dân Đường Lâm còn đoàn kết cùng nhau tổ chức các sự kiện ẩm thực, du lịch để du khách có thêm cơ hội trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cùng người dân làng cổ.

Khởi sắc du lịch Làng cổ Đường Lâm

Riêng năm 2023, lượng khách du lịch đến thị xã ước đạt 1.175.000 lượt khách, trong đó có 450.000 lượt khách tham quan tại các di tích Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Đường Lâm, Thành cổ, phố đi bộ Sơn Tây.

Thị xã chỉ đạo Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm bố trí nhân viên tăng cường trực tại các điểm di tích nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu hướng dẫn tham quan của du khách. Thời gian tới, Thij xã sẽ triển khai thêm các mô hình trải nghiệm khác như dệt vải và may trang phục truyền thống, nghề đan lát và không gian ẩm thực đêm, để du lịch Làng cổ Đường Lâm sẽ ngày càng khởi sắc.

Thị xã Sơn Tây có 244 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ. Ngoài ra còn có rất nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Đền Và, Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam… Địa phương có 2 điểm du lịch được Hà Nội công nhận Điểm du lịch là Làng cổ ở Đường Lâm và Điểm du lịch thôn Lòng Hồ (xã Kim Sơn).

Năm 2024, tiếp tục được thị xã chọn là Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài với kỳ vọng hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến của đông đảo du khách. Mục tiêu giai đoạn 2025 - 2030, thị xã phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Phan Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).

Tin khác

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (18/11), tại khuôn viên Công viên Thống Nhất, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Đoàn đại biểu dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

(LĐTĐ) Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổ dân vận ở Tổ dân phố luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính vì vậy, công tác dân vận từ cơ sở luôn được cấp ủy chi bộ quan tâm với trọng tâm là lấy người dân làm trung tâm.
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị chính quyền quận Long Biên, phường Long Biên phát huy tinh thần, vai trò làm chủ của nhân dân; triển khai hiệu quả, chất lượng nhất Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp, trong đó chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô; tuyên dương giáo viên làm tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

(LĐTĐ) Thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động