Gìn giữ nét ẩm thực của người Hà Thành
“Hương” Tết ba miền… | |
Ẩm thực đường phố Hà Thành: “Thiên đường” trên mặt đất | |
Quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 |
Với bà Lâm, gìn giữ hương vị cổ truyền trong những món ăn không chỉ nối dài ký ức về hương vị Tết xưa mà còn là cách lưu giữ tình yêu với Hà Nội cũng như tình cảm thiêng liêng với người thân trong gia đình.
Để làm được những món ăn ngon, bà Lâm phải tỉ mỉ chọn lựa từng nguyên liệu |
Bà Lâm vốn sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố Hàng Than. Hơn 50 năm trước, bà về làm dâu làng Bát Tràng. Là dâu trưởng trong một gia đình quyền thế nhất vùng thời bấy giờ, bà luôn đảm nhận vai trò “bếp trưởng” và thường xuyên phải nấu hàng chục mâm cỗ truyền thống. Đó cũng là số năm bà gắn bó với những món ăn và luôn ý thức về việc gìn giữ nét văn hóa ẩm thực của Hà Nội cổ.
Ngồi trò chuyện, khi nói về mối duyên của mình với ẩm thực, bà Lâm đều bắt đầu bằng những câu chuyện về mẹ và các dì: “Từ nhỏ, tôi đã được mẹ và các dì dạy nấu ăn. Tôi học được cách chế biến món ăn theo phong cách truyền thống của người Hà Nội từ ngày ấy và giữ cho đến bây giờ. Có lẽ trăm hay không bằng tay quen, mỗi ngày tôi đều làm công việc này, với tôi, nấu ăn là khoảng thời gian hạnh phúc, vui vẻ và thú vị vô cùng. Do đó tôi mong muốn giữ và duy trì lại những món ăn cổ của Hà Nội thời xưa”.
Cứ vậy, những nét văn hóa thanh lịch của người con gái đất Tràng An ngấm dần trong tiềm thức của bà, cho tới ngày nay quy chuẩn của nếp nhà vẫn không bị phai nhạt trong từng lời ăn, tiếng nói của bà Lâm.
Cũng bởi vậy, đối với bà, món ăn Hà Nội không đơn thuần chỉ là thực phẩm mà còn là một nét văn hóa, tinh hoa độc nhất vô nhị, ẩm thực làm nên một phần Hà Nội. Do đó để nấu được món ăn đúng chất xưa đòi hỏi sự cầu kỳ và người thực hiện phải rất tâm huyết.
Nói về mâm cỗ Tết truyền thống, bà Lâm cho hay: “Trong mâm cỗ Tết xưa của người Hà Nội luôn chứa đựng một sự nhẹ nhàng, thanh tao và tinh tế. Các cụ xưa ăn là cả một nghệ thuật thưởng thức nên trên mâm cỗ Tết thường bày những đĩa nhỏ, đĩa trung bình để nói lên sự nhẹ nhàng, gọn gàng trong sinh hoạt hàng ngày”.
Với những gia đình trung lưu, khá giả mâm cỗ sẽ gồm 6 bát, 8 đĩa (cỗ bát trân) hoặc 8 bát 12 đĩa tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Với các gia đình bình dân sẽ biện cỗ 4 bát, 6 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương.
Trong mâm cỗ Tết xưa không thể thiếu các món nem rán, thịt gà, chim hầm, xào hạnh nhân, su hào xào mực, bát măng miếng, canh bóng với 12 nguyên liệu khác nhau, trong đó đặc biệt hơn cả không khi nào thiếu món canh măng mực, món ăn đặc sản mang đậm nét riêng biệt....
Người làng Bát Tràng rất tinh và kỹ trong khâu chọn nguyên liệu. Đặc biệt, để món ăn có màu sắc tươi, bắt mắt thì nguyên liệu phải được ngâm, rửa bằng nước mưa. Bí quyết để nấu các món ăn ngon mà bà Lâm học được của các cụ xưa không chỉ ở công đoạn nêm nếm gia vị mà còn là sự sạch sẽ, tỉ mỉ khi chọn lựa nguyên liệu, làm sạch, làm kỹ mới cho ra những món ngon.
Những năm gần đây, ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến học chế biến các món ăn của nghệ nhân Lâm. Phần lớn họ là những người đi qua nhiều nước, thưởng thức nhiều món ngon nhưng luôn dành sự ngưỡng mộ với những món ăn truyền thống của người Hà Nội như canh bóng, bún chả, bún thang, nem truyền thống,...
Qua việc dạy nấu ăn, bà Lâm đã góp phần giúp văn hóa Việt được quảng bá rộng rãi hơn với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên nghệ nhân Lâm vẫn mong có nhiều người Việt đến với lớp dạy nấu ăn của bà hơn nữa, bởi bà tâm niệm người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng cần nhận thức, đánh giá đúng hơn về giá trị văn hóa ẩm thực của mình.
Với bà những người phụ nữ hiện đại ngày nay chẳng thể vì guồng quay công việc, sự hối hả của cuộc sống mà làm phai mờ đi giá trị những món ăn truyền thống của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05