Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Thu hút, “giữ chân” nhân tài để xây dựng và phát triển Thủ đô Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

Quy hoạch thành phố Hà Nội được lập trong bối cảnh có những thuận lợi khi đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025; các quy hoạch ngành quốc gia (nhất là các quy hoạch về hạ tầng giao thông, điện..). Đặc biệt đã có Quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Quốc hội thông qua.

Phát triển Thủ đô từ văn hóa
Ảnh minh họa.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn cả nước về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế, là một động lực phát triển quan trọng đối với sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Đặc biệt, nơi đây là địa bàn có nhiều di sản văn hóa, lịch sử phong phú, đa dạng nhất của quốc gia.

Ngày 24/5, Ban Chấp hành Trung ương đã có văn bản số 80-KL/TW kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung. Trong đó, kết luận của Bộ Chính trị kiên định quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển”, “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô”.

Trong chiến lược phát triển của mình, Thành phố cũng hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa như: Không gian Hoàng Thành kết nối Ba Đình; không gian phố cổ kết nối cầu Long Biên; không gian quần thể di tích Cổ Loa; không gian làng cổ Đường Lâm; không gian một số làng nghề truyền thống. Xây dựng mới một số công trình văn hóa hiện đại mang tính biểu tượng thời kỳ mới của Thủ đô.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xác định một số không gian văn hóa, di sản để đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới như quần thể di tích Cổ Loa, quần thể thắng cảnh Hương Sơn, khu di tích Ba Đình, K9 - Đá Chông, Cầu Long Biên… để bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị di sản, xây dựng hình ảnh thành phố toàn cầu. Đặc biệt là phương án phát triển trục sông Hồng - không chỉ là dòng chảy của những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội, mà còn là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng, bổ sung nên diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại…

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, Hà Nội đã rất đúng khi lựa chọn thế mạnh của mình – văn hóa – để tạo ra đột phá cho sự phát triển Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến này chứa đựng những giá trị không nơi nào so sánh được, ẩn chứa trong các di tích, lễ hội, làng nghề, món ăn ngon... hay cả trong truyền thuyết, dân ca, thơ phú, và cả ngàn bài hát ca ngợi Thủ đô. Tất cả đều có thể xây dựng cho Hà Nội những thương hiệu, để từ đó tạo ra những lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội cho Thủ đô.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, bên cạnh những lợi thế từ truyền thống, Hà Nội cũng cần có những biểu tượng văn hóa mới cho mình. Những biểu tượng này có thể xuất phát từ những ý tưởng có liên quan đến truyền thống của Thủ đô, cũng có thể là những ý tưởng mới hoàn toàn. Đây là điều mà chúng ta đang nghĩ đến khi lên kế hoạch xây dựng cột mốc số 0, khi xây dựng những công trình mới như Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, cầu Nhật Tân hay một số công trình mới gần đây, cũng như những sự kiện như Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam, Lễ hội âm nhạc gió mùa Monsoon....

“Điểm quan trọng ở đây là, chúng ta đã có tư duy đổi mới trong việc hình thành nên những biểu tượng mới cho Thủ đô. Giờ đây, việc xây dựng một tòa nhà, một con đường, một cây cầu hay bất kỳ một công trình hay sự kiện văn hóa nghệ thuật nào khác, chúng ta đều hướng suy nghĩ của mình đến điểm nhấn kiến trúc, biểu tượng, phục vụ cho sự hài hòa và cái đẹp của Hà Nội. Điều đó đáng quý vô cùng để Thủ đô phát triển bền vững, xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị và văn hóa của một nước Việt Nam chưa bao giờ có một cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay, của thời đại Hồ Chí Minh”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho hay.

Từ những biểu tượng mới này, chúng ta thể hiện một Thủ đô giàu bản sắc, kết hợp giữa những giá trị truyền thống và tinh hoa của nhân loại, một thành phố có nét tinh tế, trầm mặc, chậm rãi từ quá khứ nhưng cũng có sự năng động, cởi mở, hòa nhập của hiện đại. Sự hấp dẫn này sẽ biến Hà Nội không chỉ trở thành thành phố đáng sống, mà còn là nơi mơ ước đặt địa điểm của các tổ chức, tập đoàn tài chính quốc tế hay nơi nhất định phải đến thăm của du khách trong và ngoài nước. Đạt được mục đích này, Hà Nội sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động