Chặn đầu cơ bất động sản: Giải pháp từ công cụ thuế

Việc Bộ Tài chính mới đây đề nghị các địa phương cho ý kiến về nội dung sửa đổi luật thuế liên quan đến bất động sản (BĐS), vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng cần phải siết chặt việc đánh thuế đối với loại hàng hóa đặc biệt này.
Hà Nội: Không để xảy ra tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất Bổ sung, tháo gỡ những bất cập trong đấu giá đất

Còn nhiều băn khoăn

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, chính sách thu hiện hành liên quan đến BĐS gồm: Khoản thu khi xác lập quyền sở hữu, sử dụng và thu khi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản (bao gồm tiền sử dụng, tiền thuê đất, tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ). Ngoài ra, còn thu trong quá trình sử dụng tài sản (gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp); thu khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản (bao gồm thuế thu nhập DN khi người chuyển quyền là cơ sở kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân khi người chuyển quyền là hộ gia đình, cá nhân).

Khách hàng tìm hiểu thông tin một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Khách hàng tìm hiểu thông tin một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Bộ Tài chính đề cập đến nội dung liên quan đến việc đánh thuế BĐS. Bởi trước đó, vào tháng 4/2018 đã có đề xuất xây dựng dự án Luật Tài sản quy định đối tượng chịu thuế chính là đất, nhà, công trình xây dựng trên đất… nhưng không nhận được sự đồng thuận nên phải "gác" lại. Tuy nhiên, trong lần đề xuất này vẫn còn đó những ý kiến băn khoăn.

Anh Nguyễn Văn Toàn, công nhân nhà máy thép tại thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, gia đình anh vẫn phải đi thuê nhà để ở, đang mong muốn mua một căn hộ chung cư giá thấp theo hình thức trả góp. Qua tìm hiểu được biết, hiện nay, thuế giao dịch nhà ở của cá nhân đang quy định mức 2% nhưng lại đánh đồng cho cả những người mua nhà lần đầu và người đã sở hữu nhiều nhà ở.

“Tôi mong muốn với việc đánh thuế nhà, đất khi mua bán, Nhà nước sẽ quy định rõ hơn về mức thuế dành cho đối tượng mua nhà, đặc biệt với những người thuộc nhóm thu nhập thấp và mua nhà lần đầu như gia đình tôi. Nếu mức thuế tính chung như vậy, chúng tôi sẽ gặp khó khăn so với người có điều kiện kinh tế tốt hơn” – anh Nguyễn Văn Toàn nói.

Bên cạnh những băn khoăn về chưa quy định rõ từng nhóm đối tượng (tính theo thu nhập và số lượng tài sản sở hữu) khi xác lập quyền sở hữu tài sản, cũng có nhiều ý kiến lo ngại về chiêu trò trốn thuế khi giao dịch BĐS. Theo quy định, người bán là cá nhân chuyển nhượng BĐS phải đóng 2% thuế thu nhập cá nhân, DN đóng 20% trên thu nhập, cùng một số loại phí, lệ phí khác.

“Vì vậy, rất nhiều trường hợp người mua, người bán bắt tay nhau để cùng thực hiện những chiêu trò nhằm trốn thuế. Ví dụ, trong giao dịch với cá nhân, mức giá bán ghi trong hợp đồng thấp hơn nhiều so với thực tế; còn đối với DN khi muốn chuyển nhượng sản phẩm cho nhau sẽ không làm hợp đồng trực tiếp, mà chuyển nhượng cho cá nhân sau đó cá nhân chuyển nhượng lại DN khác” – luật sư Trần Cao Ngãi, Hội Luật gia Việt Nam cho hay.

Triệt tiêu đầu cơ, bình ổn thị trường

Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về nội dung sửa đổi luật thuế liên quan đến BĐS của Bộ Tài chính nhưng phần lớn ý kiến đều cho rằng đây là thời điểm rất thích hợp để đề xuất thuế nhà, tài sản. Vì thời gian qua, tình trạng đầu cơ BĐS xảy ra đã mang đến nhiều hệ lụy cho thị trường BĐS, sốt đất thường xuyên xảy ra và lan rộng trên cả nước, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đại bộ phận người, đặc biệt với nhóm người thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị...

Ngoài ra, việc một số DN, nhà đầu tư bắt tay với “cò” đất thực hiện chiêu trò thổi giá, thực hiện giao dịch ảo nhằm dẫn dụ nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm tham gia vào thị trường, trong vòng xoáy này không ít người tiền mất, tật mang, rơi vào tình cảnh nợ nần, phá sản. “Áp thuế tài sản sẽ là công cụ hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ BĐS nhưng đòi hỏi dữ liệu thị trường phải thật chuẩn xác, thuế đánh trực tiếp lên người sở hữu BĐS chứ không phải thuế chuyển nhượng nên sẽ hạn chế đầu cơ vào thị trường này. Sắc thuế cần tập trung mạnh hơn đối với những người sở hữu từ 2 sản phẩm BĐS trở lên, việc tăng giá BĐS khi thêm thuế này sẽ khó xảy ra” – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu nhìn nhận.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính vì thuế liên quan đến nhà đất ở Việt Nam hiện chỉ là 0,03%, trong khi ở các quốc gia khác thông thường mức thuế suất khoảng 1 - 1,5%. Nếu đưa vào thực hiện không chỉ hạn chế việc đầu cơ, mà còn hạn chế nhà đầu tư thứ cấp do phải chịu thuế cao, giá BĐS sẽ được bình ổn, thị trường bớt đi một tác nhân gây ra bong bóng nhà đất.

Tuy nhiên, trước khi tính đến việc đánh thuế tài sản, cơ quan quản lý Nhà nước nên cân nhắc điều chỉnh đúng đối tượng, mục tiêu, đảm bảo đánh thuế công bằng, giúp thị trường ổn định, phát triển tốt hơn nhưng không kìm hãm hoạt động đầu tư phát triển của thị trường. Đồng thời phải giữ nguyên tắc thuế này không đánh vào người nghèo mà đánh vào đầu cơ tích trữ nhà ở nên nội dung của luật phải đánh thuế mạnh vào căn nhà thứ hai và những căn nhà giá trị cao. Cùng với đó, việc cấm thực hiện giao dịch BĐS bằng tiền mặt cũng được xem là giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng lách luật, trốn thuế.

“Việc đóng thuế cũng cần phải quy định rõ ràng, ví dụ khu vực đô thị giá đất cao thì thuế cao, nông thôn giá thấp thì thuế thấp. Người dân sẽ căn cứ vào khả năng tài chính, thu nhập của mình mà lựa chọn nơi ở phù hợp, hạn chế tình trạng di cư ồ ạt gây quá tải hạ tầng đô thị. Thuế chính là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh dòng người tự do tìm nơi cư trú, tạo nên nguồn lao động chất lượng cao cho quá trình phát triển cả đô thị và nông thôn” – GS. TSKH Đặng Hùng Võ nói.

"Việc đánh thuế nhà và tài sản phải nhắm đến triệt tiêu được nạn đầu cơ, hạn chế tình trạng lũng loạn thị trường, thổi giá BĐS lên quá cao. Nhưng quá trình đánh thuế cũng cần xét đến bảo vệ quyền lợi cho đại bộ phận người lao động, công chức có thu nhập thấp." - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính.

"Phải đánh thuế cao, lũy tiến vào tiền đầu cơ BĐS, chứ không phải áp thuế trên giá trị BĐS. Điều này đồng nghĩa ai “ôm” nhiều đất đai đầu cơ, không có dòng tiền kinh doanh sẽ bị thu thuế cao hàng năm. Vì vậy, cần đánh thuế cao đối với BĐS thứ hai trở đi, nhà, đất bỏ hoang đầu cơ chờ giá lên, vì đó là trọng tâm gây nhiều hệ lụy làm tăng giá nhà đất, gây bất bình đẳng." - Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/chan-dau-co-bat-dong-san-giai-phap-tu-cong-cu-thue.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động