Cấp thiết bổ sung các loại thuốc hiếm cho TP.HCM

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đang thiếu nhiều loại thuốc hiếm trong thời gian dài do không có nhà cung ứng. Để đáp ứng nhu cầu điều trị, các bệnh viện đã sử dụng phác đồ thay thế nhưng khi thay thế bằng các thuốc khác, bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán.
TP.HCM: Kết nối việc làm cho công nhân mất việc tại Công ty PouYuen Một bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải TP.HCM: Quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện

Xuất hiện nhiều ca ngộ độc botulinum nhưng thiếu thuốc giải

Thời gian gần đây, địa bàn TP.HCM liên tục xảy ra nhiều ca ngộ độc liên quan đến botulinum do sử dụng thực phẩm từ các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, đã có một trường hợp tử vong sau thời gian dài điều trị do không có thuốc giải.

Cụ thể, từ 13/5, trên địa bàn TP.HCM liên tục có 2 chùm ca bệnh ngộ độc botulinum thuộc 3 gia đình. Chùm ca bệnh thứ nhất, có 4 người trong một gia đình gồm 3 trẻ em và một người lớn bị ngộ độc do ăn bánh mì kèm chả lụa từ người bán hàng rong. Người lớn triệu chứng nhẹ đã được điều trị và hồi phục. Còn 3 em nhỏ được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và được dùng giải độc botulinum.

Chùm ca thứ hai, 2 bệnh nhân là anh em ruột có ăn bánh mì chả lụa vào ngày 13/5. Đến ngày 14/5 có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng. Ngày 15/5, 2 bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn, nhìn đôi, đau cơ, nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sau đó được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bệnh nhân thứ 3 là nam 45 tuổi, được chuyển vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Người này cho biết có ăn một loại mắm để lâu ngày và bị nhiễm độc botulinum. Các trường hợp ở chùm ca thứ hai không được sử dụng thuốc giải do TP.HCM không còn dự trữ loại thuốc này, do đó phải điều trị bằng thở máy.

Cấp thiết bổ sung thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho TP.HCM
Bệnh nhân nhiễm độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC

Sau khi xuất hiện các chùm ca bệnh trên, tối 24/5, Bộ Y tế đã chuyển 6 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) gửi từ kho của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ về Việt Nam để điều trị ngộ độc khẩn cấp cho các bệnh nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã phân phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy 2 lọ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định 1 lọ, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 3 lọ còn lại.

Tuy nhiên, tính từ thời gian các bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc botulinum đến khi 6 lọ giải độc botulinum về đến các bệnh viện là 10 ngày, quá muộn so với thời gian "vàng" sử dụng thuốc BAT là trong 48-72 giờ.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, một trường hợp ngộ độc botulinum được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì chỉ trong vòng 48 đến 72 giờ là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt và cũng không phải dẫn đến tình trạng phải thở máy.

Hoặc nếu bắt đầu thở máy 1-2 ngày, nghĩa là rất sớm sau khi ngộ độc, thì trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể hồi phục và có thể bỏ được máy thở, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định trở lại.

Tuy nhiên, nếu không có thuốc giải độc BAT thì các bác sĩ chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy và thở máy sẽ phải kéo dài và có nhiều biến chứng nguy hiểm, bởi vì với bệnh lý này, chất độc của botulinum làm cho tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ.

Nguồn cung ứng thuốc hiếm vẫn là vấn đề nan giải

TS.BS Lê Quốc Hùng cho biết, hết thuốc BAT giải độc đặc hiệu do ngộ độc botulinum đang là vấn đề rất đáng tiếc cho bệnh nhân cũng như nan giải cho các bác sĩ điều trị. Theo số liệu thống kê tại Mỹ, nơi đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm cao hàng đầu thế giới nhưng mỗi năm vẫn ghi nhận 150-300 ca ngộ độc botulinum. Do vậy, việc ngộ độc botulinum không phải hiếm.

Ở Việt Nam, trước đây ít có khả năng để chẩn đoán được bệnh này. Đến những năm gần đây, đặc biệt năm 2020, khi Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên chẩn đoán được chùm ca bệnh botulinum sau khi liên kết làm xét nghiệm chẩn đoán với Viện Vệ sinh Dịch tễ TP.HCM và các đơn vị khác thì đây như hồi chuông báo động để các bác sĩ trên toàn quốc biết và lưu ý đến loại bệnh này.

Cấp thiết bổ sung thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho TP.HCM
TP.HCM không có sẵn các loại thuốc điều trị ngộ độc botulinum. Ảnh: BVCC

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc hiếm, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay TP.HCM đang thiếu nhiều loại thuốc hiếm như: Atropin, Acitretin, Dapson phối hợp sắt Oxalat, Mitoxantrone, Idarubicin, Foscarnet Trisodium Hexahydrate.

"Các thuốc này thiếu trong thời gian dài do không có nhà cung ứng. Để đáp ứng nhu cầu điều trị, bệnh viện đã sử dụng phác đồ thay thế. Khi thay thế bằng các thuốc khác, bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán. Ngoài ra, TP.HCM cũng không có sẵn các thuốc cấp cứu như các trường hợp ngộ độc botulinum vừa xảy ra", bà Như nói.

Bà Như cho biết, đối với một số thuốc hiếm hoặc thuốc phát sinh đột xuất trong các trường hợp cấp cứu, nguồn cung ứng thuốc vẫn là một vấn đề nan giải, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan. Đây hầu hết là các thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhu cầu sử dụng ít và không sẵn có ở Việt Nam.

"Nguồn cung ứng các thuốc này rất hạn chế do ít công ty sản xuất, nhập khẩu và phân phối, giá trị tiền thuốc cao, nhu cầu sử dụng không thường xuyên. Sở Y tế đã đề xuất cơ chế mua sắm dự trữ thuốc hiếm cấp địa phương hoặc quốc gia bằng nguồn ngân sách nhà nước", bà Như cho biết.

Theo WHO, độc tố botulinum gồm có 7 loại, ký hiệu bằng các chữ cái từ A đến G. Trong đó, ngộ độc loại A và B là phổ biến nhất, sau đó đến E và F, các loại còn lại ít gặp hơn. Người bệnh thường nhiễm độc tố botulinum qua độc tố trong thực phẩm. Tất cả các loại thức ăn nếu bảo quản không tốt đều có thể gây ngộ độc. Nguồn gây bệnh thường gặp là các loại đồ hộp có độ acid thấp như đậu, nấm, cá lên men, xúc xíc, giăm bông, thịt hộp... Trẻ dưới một tuổi cũng có thể bị ngộ độc độc tố clostridium botulinum nếu sử dụng mật ong, sữa bột chứa C. botulinum dạng nha bào.

Nếu nhiễm độc tố botulinum do ngộ độc thực phẩm người bệnh sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, sau đó liệt ruột cơ năng, táo bón. Người bệnh bị liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân với các triệu chứng là sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ... sau đó liệt tay, liệt các cơ vùng ngực, bụng và liệt hai chân. Cuối cùng là liệt nặng suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Để phòng tránh ngộ độc botulinum, người dân cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được công nhân tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đun sôi thực phẩm ở nhiệt độ 100 độ C ít nhất 10 phút, khi đóng gói thực phẩm nên sử dụng độ mặn trên 5% muối/100gr thức ăn và không sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị biến dạng, bị phồng, hết hạn sử dụng.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy tâm huyết, trí tuệ của công nhân lao động

Phát huy tâm huyết, trí tuệ của công nhân lao động

Thời gian qua, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” đã được các Công đoàn cơ sở và công nhân, lao động trực thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân lao động, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.
Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

(LĐTĐ) Chiều 2/6, hưởng ứng Chương trình Mẹ đỡ đầu do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023.
5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Trong 5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do sụt giảm đơn hàng, khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, phát triển thị trường nước ngoài.
Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Liên tiếp những vụ hỏa hoạn thời gian qua gây thiệt hại nghiêm trọng về cả tính mạng và tài sản khiến dư luận không khỏi lo lắng. Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục vào thời gian cao điểm nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy nổ vẫn đang hiện hữu. Các cấp, ngành đang nỗ lực cùng nhân dân kiềm chế, ngăn chặn “giặc lửa”; phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy đang đặc biệt được quan tâm.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tới thăm và tặng quà cho các em nhỏ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

(LĐTĐ) Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội đang cận kề. Đây là kỳ thi được đánh giá có tính cạnh tranh cao khi năm nay chỉ có trên 55% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập. Thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên (giáo viên Tiếng Anh Hệ thống giáo dục HOCMAI) đã đưa ra những lưu ý nhằm giúp học sinh có thể đạt điểm cao với môn Tiếng Anh.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Ngày 2/6, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với LĐLĐ quận Cầu Giấy để duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Tin khác

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

(LĐTĐ) Ngày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em của thành phố Hà Nội tại điểm Trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, tuy là bệnh truyền nhiễm lành tính, song nếu bệnh nhân thủy đậu trên nền bị các bệnh suy giảm miễn dịch thì có thể xảy ra biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí tử vong. Đáng lo ngại, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ em mới mắc thủy đậu, trong khi đã xuất hiện nhiều ca bệnh ở người lớn với những diễn biến khó lường.
Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

(LĐTĐ) Trả lời trước Quốc hội chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách trung ương, thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 2 năm 2021, 2022.
TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

(LĐTĐ) Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa điều trị thành công cho 1 trường hợp bị ung thư tinh hoàn ẩn trên bệnh nhân lưỡng giới thật thể khảm. Đây là trường hợp lưỡng giới cực hiếm, có tỷ lệ 1/100.000.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống bệnh truyền nhiễm nhóm B vào cuối tuần này.
Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu Tâm Anh (thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) là viện nghiên cứu đầu tiên của khối bệnh viện ngoài công lập, tập trung phát triển khoa học trong nước.
Gần 4.000 trẻ em tại Hà Nội sẽ được bổ sung vitamin A

Gần 4.000 trẻ em tại Hà Nội sẽ được bổ sung vitamin A

(LĐTĐ) Hà Nội sẽ triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A tại 1.715 điểm uống trong 2 ngày 1 và 2/6; đợt cuối vào ngày 3 và 4/6. Tổng số trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A trong dịp này là 392.131 trẻ.
Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não

Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não

(LĐTĐ) Sự ra đời của robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật não. Theo các chuyên gia y tế, robot giúp cắt u tối đa, tăng tối đa hiệu quả điều trị, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh.
Nâng tầm y tế cơ sở cần cơ chế tài chính đủ tầm

Nâng tầm y tế cơ sở cần cơ chế tài chính đủ tầm

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Nhị Hà cho rằng, mấu chốt vấn đề để giải quyết triệt để bài toán y tế cơ sở là cần một cơ chế tài chính theo hướng vốn ngân sách Nhà nước cấp đủ kinh phí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên cho các đơn vị y tế cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động