Một bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải
Nhiều học sinh cấp cứu vì ngộ độc thuốc lá điện tử 2 mẹ con nhập viện điều trị vì ngộ độc do phẩm màu TP.HCM: Cứu sống 3 trẻ nghi ngộ độc botulinum do ăn chả lụa bán dạo |
Ngày 25/5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM thông tin, vào tối 24/5, bệnh nhân nam 45 tuổi (ngụ thành phố Thủ Đức) là 1/6 bệnh nhân (3 trẻ em và 3 người lớn) ngộ độc botulinum đang điều trị tại TP.HCM đã tử vong.
Theo đó, bệnh nhân này được xác định chẩn đoán ngộ độc botilinum type A, là một trong những type rất nặng, hội chẩn với các chuyên gia về ngộ độc nhận định nguy cơ tử vong cao.
Vào 20h ngày 24/5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tiếp nhận lọ thuốc giải độc tố botilinum cho người bệnh từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhưng trước đó, bệnh nhân này suy hô hấp phải thở máy, sụp mi, yếu tứ chi, cơ hô hấp. Bệnh nhân còn sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, kèm mạch nhanh và huyết áp tụt dần. Đây là biến chứng nặng do độc tố đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, bệnh nhân được hồi sức tích cực chuyên sâu, nhưng không đáp ứng điều trị và tử vong.
Thuốc giải độc BAT. Ảnh: BVCC |
Trước đó, tối 24/5, Bộ Y tế đã chuyển 6 lọ thuốc giải độc botulinum gửi từ kho của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ về Việt Nam để điều trị ngộ độc khẩn cấp cho các bệnh nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã phân phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy 2 lọ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định 1 lọ, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 3 lọ còn lại.
Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy: Trường hợp ngộ độc botulinum, nếu được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm, chỉ trong vòng 48 - 72 tiếng, bệnh nhân có khả năng thoát khỏi tình trạng bị liệt, không cần phải thở máy. Hoặc nếu thở máy, trong khoảng thời gian trung bình từ 5 - 7 ngày có thể hồi phục và cai máy thở.
Tuy nhiên trường hợp không có thuốc giải độc BAT, Bác sĩ phải điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy. Vì chất độc của botulinum làm tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ, không thở được. Trước đây chưa có hỗ trợ về máy thở, hỗ trợ xâm lấn đường hô hấp, bệnh nhân sẽ rất dễ tử vong. Ngày nay đã có phương tiện hỗ trợ như thở máy, vấn đề điều trị ngộ độc sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên kết quả không được mong muốn như khi sử dụng thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 29/10/2024 20:53