Cảnh báo thủ đoạn gọi điện thoại lừa bị "phạt nguội"
Hình thành văn hóa giao thông từ “phạt nguội” CSGT Hà Nội “phạt nguội” người vi phạm giao thông: Tâm phục, khẩu phục Hà Nội tăng cường “phạt nguội” vi phạm giao thông |
Theo Đại tá Dương Đức Hải - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, khi cơ quan chức năng áp dụng hình thức “phạt nguội” trong xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thì xuất hiện tình trạng một số người dân nhận được các cuộc điện thoại tự xưng là cảnh sát giao thông thông báo việc "phạt nguội" do có hành vi vi phạm.
Các đối tượng đề nghị người dân cung cấp số biên bản, nếu chưa nhận được biên bản thì cung cấp thông tin cá nhân để thông báo số biên bản, số tiền xử phạt.
Lực lượng Cảnh sát giao thông không làm việc thông qua điện thoại với bất kỳ trường hợp vi phạm giao thông nào. (Ảnh: Thiện Nhân) |
Nhiều người dân khi được nghe thông báo này, rất hoang mang, lo sợ nên đã "sập bẫy", mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo; hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý "phạt nguội". Đồng thời, yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt. Và đặc biệt khi gọi lại số điện thoại kia thì đều không liên lạc được.
Riêng đối với việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình thức "phạt nguội", Đại tá Dương Đức Hải khẳng định, các đơn vị cảnh sát giao thông không gọi điện thoại thông báo đến những trường hợp vi phạm, cũng không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản nào. Khi phát hiện các trường hợp gọi điện như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Không chỉ trong lĩnh vực giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác, tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống, không làm theo yêu cầu từ số điện thoại lạ, kể cả cá nhân tự nhận là đại diện của cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án…
Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Dũng - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Thông tư 65 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông) thì tất cả các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện, thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện, hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý ("phạt nguội").
"Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an làm việc. Do đó, người dân tuyệt đối không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực giao dịch OTP, địa chỉ mail…) cho bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào", luật sư Nguyễn Văn Dũng lưu ý.
Luật sư Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết cách kiểm tra xem có bị "phạt nguội" hay không là mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ http://www.csgt.vn/ ở góc phải sẽ có mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Tiếp theo, nhập biển số xe cần kiểm tra, lựa chọn loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp điện) và mã bảo mật (ghi rõ chữ hoa và chữ thường) tương ứng rồi nhấn Tra cứu.
Nếu có vi phạm, màn hình sẽ ngay lập tức hiển thị thông tin chủ xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm, số điện thoại để bạn liên hệ giải quyết. Nếu không vi phạm, trang web sẽ xuất hiện thông báo "Không tìm thấy kết quả".
Việc tra cứu "phạt nguội" này sẽ giúp người dân nắm được chính xác thông tin mình có vi phạm lỗi giao thông nào không và ngăn ngừa được tình trạng giả danh công an để lừa đảo tiền của người dân.
Được biết, thời gian tới, Công an thành phố Hà Nội sẽ tăng cường xác minh, điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi giả mạo hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15