Cần siết quản lý dịch vụ thuê chung cư lưu trú

(LĐTĐ) Dịch vụ cho thuê chung cư lưu trú ngắn hạn không phải là mới tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt mặt tích cực, hoạt động kinh doanh này cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi chưa có đầy đủ các quy định pháp luật về quản lý.
Cần quy định rõ ràng về thời hạn sử dụng nhà chung cư Thực hiện ngay một số biện pháp đảm bảo an toàn với các khu chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ cao tầng

Nhanh và tiện

“Sang trọng, rộng rãi, thân thuộc như ở nhà và có tính bảo mật cao” đang là những chìa khóa để dịch vụ thuê chung cư lưu trú theo giờ tại Hà Nội trở thành trào lưu mới. Theo tìm hiểu của phóng viên, nhu cầu thuê và cho thuê căn hộ chung cư lưu trú ngắn hạn thực sự là một mô hình mới và rất được săn đón ở các thành phố lớn như Hà Nội hiện tại. Thậm chí, chủ nhà chỉ mất khoảng vài giờ sau khi đăng tin trên các ứng dụng đã nhận được hàng loạt các yêu cầu từ khách hàng muốn thuê nhà mà không cần tốn nhiều công sức chào bán.

Cần siết quản lý dịch vụ thuê chung cư lưu trú
Một số gia đình có điều kiện mua chung cư rồi cho thuê lưu trú (Ảnh minh họa)

Chị Lý Phương Anh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, người vừa có trải nghiệm rất thú vị với một căn hộ 2 phòng ngủ tại chung cư Ocean Park (huyện Gia Lâm) cho biết, việc liên hệ thuê phòng rất dễ và thủ tục rất nhanh chóng, gọn nhẹ. Với các tiện ích ở khu vực như bãi biển nhân tạo, khu vui chơi, việc thuê căn hộ ngắn ngày hoặc theo giờ tạo một không gian sinh hoạt mới cho người dân.“Mọi thao tác đều rất dễ dàng, khách hàng và chủ nhà thậm chí không cần biết nhau hay cần thêm những thỏa thuận nào khác. Điều quan trọng là mọi thứ đơn giản, công khai và ai cũng có thể thao tác được dễ dàng với chi phí được cụ thể từ trước”, chị Lý Phương Anh cho biết.

Từ kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực bất động sản cho thuê, anh Hoàng Đỉnh, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, cho biết đối với phân khúc chung cư cao cấp, việc tìm khách thuê dài hạn không phải là dễ. Nhiều khách du lịch gần đây thường chọn loại hình nhà cho thuê ngắn ngày một phần vì giá rẻ hơn thuê khách sạn khoảng 30% với chất lượng tương đương, tiện dụng và có không gian riêng tư. “Mức giá thuê căn hộ chung cư theo giờ, theo ngày ở Hà Nội nói chung đang dao động từ 600.000 đồng/2 giờ đầu và cộng thêm 100.000 đồng trong giờ tiếp theo; nếu thuê theo ngày thì có mức giá 950.000 đồng/ngày. Riêng những căn hộ studio thì mức giá thuê sẽ mềm hơn, dao động từ 650.000 - 850.000 đồng/ngày, thuê theo giờ thì dao động ở mức 350.000 - 550.000 đồng/2 giờ và cộng thêm 50.000 đồng trong giờ tiếp theo. Điều quan trọng là hình thức này nhanh, tiện lợi và khách hàng nắm toàn quyền chủ động”, anh Hoàng Đỉnh cho biết.

Bộc lộ nhiều hạn chế

Thực tế cho thấy, việc áp dụng dịch vụ thuê lưu trú đang được sử dụng phổ biến trên rất nhiều nước. Hoạt động này có tác động tích cực đến việc thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, nhất là đối tượng có thu nhập không cao, muốn tiết kiệm chi phí lưu trú. Cụ thể, bên cho thuê và bên thuê giao dịch, nhận nhà, trả nhà thuê, thanh toán tiền thuê nhà đều qua mạng, không cần phải gặp trực tiếp nên phương thức chia sẻ phòng thuê thông qua sử dụng ứng dụng dịch vụ, giúp khai thác hiệu quả tài sản nhà ở, nhất là các phòng ở dôi dư, hoặc các căn hộ trong các khu vực có nhiều khách vãng lai, khách du lịch.

Tuy vậy, bên cạnh góc độ tích cực nếu nhìn ở góc độ quản lý hoạt động kinh doanh này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đơn cử như do thường xuyên có người thuê nhà lạ mặt đến cư ngụ, gây tâm lý bất an và ảnh hưởng đến không gian riêng tư của các hộ gia đình xung quanh căn hộ cho thuê. Nghiêm trọng hơn, việc thuê theo giờ tạo điều kiện cho nhiều đối tượng lợi dụng để hoạt động ma túy, mại dâm, hành vi lừa đảo công nghệ cao và sự cố khác có thể xảy ra. Đã có không ít những vụ việc một số đối tượng đã thuê sàn chung cư để cải tạo, cho các đối tượng thuê để “bay lắc” với giá 2.000.000 - 5.000.000 triệu đồng/phòng/ca (12 giờ). Rõ ràng, khi việc cho thuê không được quản lý thì khó mà giám sát được và vi phạm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Điều 6 Luật Nhà ở năm 2020 quy định rõ việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở nhưng tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) năm 2022 quy định này đã không được nêu lại. Tuy nhiên, Điều 27 Luật Cư trú nêu rõ, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. “Cần gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ của chủ nhà, có chế tài khi xảy ra vi phạm, sự cố. Cần có biện pháp quản lý tốt, chế tài khi vi phạm chứ không nên cấm bởi nếu cấm sẽ lãng phí nguồn thu, tài nguyên xã hội, cản trở nguồn thu cho ngân sách Nhà nước”, luật sư Nguyễn Hoàng Nam nhấn mạnh.

Có thể thấy, tận dụng sức mạnh của công nghệ trong việc tìm kiếm và kết nối, các ứng dụng đặt phòng online ngày càng “nở rộ” giúp kết nối giữa những đối tượng có nhu cầu với nhau. Hầu hết, các ứng dụng chỉ cần bạn xác định vị trí và thời gian cần lưu trú sẽ có vô vàn những gợi ý về các gói dịch vụ tùy vào số lượng khách, ngân sách và sở thích cá nhân khác nhau. Có thể nói, hình thức này mang đến nhiều sự tiện lợi cho cả khách hàng và chủ cơ sở kinh doanh nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều cư dân trong khu vực và đặc biệt là khó quản lý.

Tuấn Dũng

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Bảo hiểm hưu trí bổ sung - gia tăng thu nhập cho người lao động nghỉ hưu

Bảo hiểm hưu trí bổ sung - gia tăng thu nhập cho người lao động nghỉ hưu

(LĐTĐ) Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa thuận và khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được quản lý theo từng tài khoản hưu trí cá nhân.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Hà Nội sẽ hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đề xuất 10 nhóm đối tượng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Đề xuất 10 nhóm đối tượng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất người có công với cách mạng; thân nhân người có công; người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc; người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng sẽ được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Quy định về mức tham chiếu thay mức lương cơ sở

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Quy định về mức tham chiếu thay mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã quy định về “mức tham chiếu” - mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động