Giải pháp cải thiện năng suất lao động

Cần lực lượng lao động có tay nghề

Chất lượng lao đông thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam hiện vẫn ở gần mức đáy trong số các nước ASEAN và kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Vinh danh những người thợ giỏi nghề
Khen thưởng thí sinh Hà Nội đạt giải tại Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X
Mỗi năm đào tạo 3.500 lao động tay nghề cao

Chất lượng lao động thấp

Nhìn tổng thể từ năm 2005 đến nay, NSLĐ của Việt Nam đã liên tục tăng, và thu hẹp dần khoảng cách so với các nước trong khu vực. Cụ thể, theo Viện Năng suất Việt Nam, tốc độ tăng NSLĐ Việt Nam tăng dần theo từng năm và năm 2014 tăng 4,35% so với năm trước đó. Tuy nhiên, so với các nước và vùng lãnh thổ, thì năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ hơn Lào, Myanmar, Campuchia và thua xa Singapore, Đài Loan… Thậm chí, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam thì trong thời gian tới Myanmar, Campuchia có thể vượt qua Việt Nam về NSLĐ.

Cần lực lượng lao động có tay nghề
Biểu đồ tỷ lệ lao động có kỹ năng của VN – Trung Quốc. Ảnh minh họa

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, NSLĐ xã hội năm 2014 của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động, khoảng 3.515 USD/lao động. Con số này tăng 4,3% so với năm 2013. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng có năng suất cao nhất, đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần năng suất chung của toàn bộ nền kinh tế. Kế đến là khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. NSLĐ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất, chỉ đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức NSLĐ chung của toàn nền kinh tế. Mặc dù, năng suất của các nhân tố tổng hợp có cải thiện, nhưng chậm và thấp hơn nhiều nước. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, năng suất của Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc.

“NSLĐ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với một lượng nguyên liệu (yếu tố đầu vào) một nền kinh tế có năng suất cao có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn. Bên cạnh đó, NSLĐ có ảnh hưởng tới tất cả các bên liên quan. Với DN, tăng NSLĐ tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư. Đối với người lao động, tăng NSLĐ dẫn tới lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Về lâu dài, tăng NSLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm. Còn đối với Chính phủ tăng NSLĐ giúp tăng nguồn thu từ thuế”. (Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại VN)

Đáng chú ý, tỷ lệ năng suất tổng hợp đóng góp vào GDP không cao, thậm chí còn âm, ví dụ giai đoạn 2001-2005 là hơn 11%, 2006-2010 là âm 4,6%, giai đoạn 2011-2013 là 23,6%. Lý giải nguyên nhân, ông Lâm cho biết, do tỷ trọng lao động của Việt Nam trong khu vực nông thôn, nông lâm thủy sản còn cao, chất lượng, trình độ lao động thấp, hiệu quả đào tạo còn kém. Đặc biệt, trình độ máy móc thiết bị trong các DN của Việt Nam ở mức thấp, điển hình như ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo, có tới 88% DN chỉ có công nghệ thấp và trung bình. Ngoài ra, năng suất thấp còn do trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng lao động của DN Việt Nam rất hạn chế. “Đây sẽ là yếu tố bất lợi khi từ năm 2015, Việt Nam càng hội nhập sâu rộng hơn, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác”, ông Lâm phân tích.

NSLĐ thấp do nhiều lao động chưa qua đào tạo

Theo các chuyên gia, trình độ người lao động cũng là thước đo năng lực hội nhập của nền kinh tế. Nhưng đến nay, nguy cơ tụt hậu về kinh tế nói chung, chất lượng lao động nói riêng vẫn đang hiện diện. Thậm chí, các chuyên gia còn xác định chất lượng lao động thấp chính là một trong những "điểm nghẽn". Đơn cử, cả nước vẫn còn 58% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, chưa kể không ít người dù đã qua đào tạo nghề nhưng không đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân lý giải việc thực tế nhiều doanh nghiệp nước ngoài lớn như Microsoft, Samsung, Oracle… luôn thất vọng trong việc tuyển dụng đủ lao động làm việc ở cơ sở đặt tại Việt Nam. Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại VN nhận định, nếu giữ nguyên tốc độ tăng NSLĐ như hiện tại, VN sẽ chỉ đuổi kịp Philippines vào năm 2038, Thái Lan vào năm 2069. Trong khi đó, dân số VN đang già hóa nhanh. Đến năm 2045, VN sẽ phải đối mặt với những vấn đề về già hóa dân số như ở Nhật Bản hiện nay. “Việc nhanh chóng thúc đẩy tăng NSLĐ là cách duy nhất giúp VN đạt được sự thịnh vượng trước khi dân số già đi”, ông Gyorgy Sziraczki cho hay.

Giải pháp nào?

Nghiên cứu mới đây của của ILO và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)chỉ ra rằng, tăng NSLĐ đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng lương thực tế và cải thiện mức sống của người lao động về dài hạn. Khi mức giá trị gia tăng bình quân trên mỗi người lao động tăng lên, doanh nghiệp có thể có khả năng trả lương cao hơn trong khi vẫn duy trì khả năng cạnh.

Công bố nghiên cứu gần đây về vấn đề này của GS. TS Trần Thọ Đạt và Ths Nguyễn Thị Cẩm Vân (Đại học Kinh tế quốc dân) chỉ ra rằng: Để có thể đạt được các mục tiêu phát triển, NSLĐ của Việt Nam phải liên tục tăng với tốc độ 6,3-7,3%/ năm, tức là tăng 1,5-1,7 lần so với hiện nay.

Tuy nhiên, VN đang gặp những thách thức, nhất là trong chuyển dịch hơn 40% lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp vốn có NSLĐ thấp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp có NSLĐ cao hơn. Ông Gyorgy Sziraczki cho rằng, VN có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước: Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và những nền kinh tế phát triển khác ở châu Á đã tạo ra sự khác biệt trong việc phát triển lực lượng lao động.

Để đuổi kịp các quốc gia trong khu vực, theo ông Gyorgy Sziraczki, vấn đề đầu tiên VN cần phải làm là tập trung vào cải thiện NSLĐ “theo ngành” (bằng cách cải thiện quản lý, công nghệ, tổ chức công việc, nghiên cứu phát triển để tăng tính hiệu quả). Tăng NSLĐ theo ngành sẽ trở thành nhân tố chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội về dài hạn. Đối với các ngành, chế biến thực phẩm và dệt may chiếm tới hơn một nửa tổng số việc làm trong ngành công nghiệp chế biến ở VN, NSLĐ của các ngành công nghiệp đó cần phải được cải thiện.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, những lỗ hổng trong việc chuyển đổi từ môi trường giáo dục sang lao động có tay nghề là vấn đề chung của các nước Đông Nam Á, chứ không riêng gì Việt Nam. Nhiều hệ thống giáo dục ở các quốc gia vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra cho thị trường lao động. Hệ thống giáo dục cần phải cải thiện từ cơ sở, không đào tạo tràn lan, mà cần tập trung vào những vấn đề còn hạn chế, yếu kém để tập trung đào tạo. Trình độ học vấn và bằng cấp cao không đồng nghĩa với việc đó là nguồn lao động giỏi, có tay nghề cao.

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Đoàn đại biểu “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên để dâng hoa, dâng hương báo công lên Bác nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.

Tin khác

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chính thức trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 để áp dụng từ ngày 1/7 tới, trùng với thời điểm cải cách tiền lương…
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, tặng quà cho công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Dự kiến, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dương sẽ trao tặng 10.000 phần quà cho đoàn viên (ĐV), công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.
Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 6-24 tháng

Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội (số liệu tính đến 30/4/2024, lấy ngày 5/5/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với thời gian nợ từ 6-24 tháng.
Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất... Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Gắn kết đào tạo với sử dụng nhân lực

Gắn kết đào tạo với sử dụng nhân lực

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 là ngày hội có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với hơn 11.000 người tham dự. Đây là dịp để trường nghề, doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ, qua đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước?

Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước?

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, có 7 trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Luật Việc làm và các văn bản pháp luật, người lao động khi nghỉ việc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được nhận 5 khoản tiền.
Xem thêm
Phiên bản di động