Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị
Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền việc khắc phục hậu quả thiên tai |
Những hàng cây cổ thụ vốn tuổi đời cả mấy chục năm tuổi, cành lá sum suê, chưa kịp cắt tỉa, bão vào gãy, đổ đã đành; song có những hàng cây tuổi đời chưa lâu, hoặc mới trồng cũng bị bật gốc. Điểm giống nhau, người dân quan sát thấy, nhiều cây bị bật gốc được trồng hai bên các tuyến phố đều rất ít rễ (đúng ra đã bị xén, cắt rễ) và có những cây gốc còn nguyên cả túi nilon bọc.
Qua tìm hiểu, một số người dân cho hay, khi trồng mới, đa số cây đều có rễ, song trong quá trình triển khai làm vỉa hè, hạ ngầm các công trình, những người thi công “tự ý” đào, cắt các rễ cây để thuận tiện cho việc thi công. Nếu không cắt thì bề mặt vỉa hè sẽ không phẳng. Trong khi đó, chẳng cơ quan quản lý Nhà nước nào về cây xanh kiểm tra, “can thiệp”. Còn với những cây mà người dân phản ánh, đưa lên mạng về việc còn nguyên cả túi nilon, thì có lẽ chủ đầu tư “khoán trắng” cho các đối tác trồng.
Từ câu chuyện về cây xanh bị gãy, đổ do cơn bão số 3 gây ra, cũng như thực trạng phản ánh ở trên, có lẽ đã đến lúc chúng ta phải ban hành các văn bản pháp quy cụ thể, rõ ràng hơn về quy trình quản lý, trồng mới, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
Cụ thể, khi Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện với tư cách là chủ đầu tư khi thi công vỉa hè; các đơn vị đào ngầm vỉa hè (để thi công công trình, nếu có) thì phải có chế tài để cơ quản lý Nhà nước về cây xanh là Sở Xây dựng giám sát về việc thi công. Kiên quyết không để chủ đầu tư “khoán trắng” cho bên thi công rồi các công nhân, người lao động triển khai tự ý chặt, chém hệ thống rễ cây. Tham khảo một số nước, ví dụ ở Ba Lan họ ban hành cả đạo luật về cây xanh và quy định “phá hoại, bức tử cây xanh là tội ác”.
Còn về việc trồng cây xanh, cũng cần đưa ra quy chuẩn rõ ràng. Chẳng hạn, khi trồng cây có được phép cắt hết rễ, gói vào nilon trồng xuống đất hay không. Vì cây cũng như con người. Khi đứa trẻ sinh ra cần có sữa mẹ, tiếp đó là các chất dinh dưỡng. Nếu chúng ta chặt hết rễ, thậm chí buộc kín vào bao nilon, thì lấy đâu có rễ để dung hòa các chất dinh dưỡng nuôi cây. Cạnh đó, vì không có rễ bám vào đất, mỗi khi bão gió nổi lên là gãy, đổ.
Cây xanh là những lá phổi cho đô thị, không chỉ giúp tạo bóng râm, chống ô nhiễm môi trường qua việc hút lượng khí C02 từ các phương tiện giao thông thải ra, mà còn cung cấp lượng ô xy rất lớn để cân bằng môi trường sống.
Nhân việc cây xanh bị gãy, đổ bởi bão số 3, trong đó có không ít cây xanh ít rễ, bọc túi nilon khi trồng… đã đến lúc các cơ quan chuyên môn cần đề ra quy chuẩn trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Từ 31/3, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng

Sức hút của Khu đô thị Thành phố Cà phê - Nơi kiến tạo cuộc sống thịnh vượng

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Công nhân "đầu trần, chân dép" trên công trình trọng điểm huyện Gia Lâm

Khi nào chấm dứt hoạt động của chính quyền cấp quận, huyện?

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
Tin khác

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49

GDP và đời sống nhân dân
Bình luận 18/02/2025 10:30

Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông
Thời sự 14/02/2025 06:02