Cấm ô tô quay đầu dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Sở có hợp lý?
Ghi nhận 1 tháng sau khi tổ chức lại giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi, tình trạng ùn tắc giao thông đã được cải thiện, tuy nhiên tình trạng ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục xảy ra tại các nút giao. Đặc biệt tại các điểm quay đầu trên đường Trường Chinh và Đường Láng.
Nguyên nhân được chỉ rõ là lưu lượng phương tiện quá đông lại phải "gồng" thêm hàng loạt phương tiện di chuyển từ đường Nguyễn Trãi qua đường Láng do việc tổ chức lại giao thông trong khu vực.
Theo đó, khi có nhu cầu di chuyển theo hướng Nguyễn Trãi - Láng, thay vì chờ đèn đỏ dưới gầm cầu vượt như trước, các phương tiện bắt buộc phải di chuyển qua đường Trường Chinh, hoặc di chuyển sang phía Tây Sơn rồi quay đầu tại đây.
Biển cấm ô tô quay đầu dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Sở gây "phiền toái" cho người dân trong khu vực. |
Phương án này rõ ràng không khả thi khi mà lưu lượng phương tiện có trên các tuyến đường này vốn đã rất đông đúc, tình trạng phải chờ 3,4 nhịp đèn đỏ mới qua được khu vực Ngã Tư Sở là không hiếm gặp.
Để tránh tuyến đường này, nhiều phương tiện đã tìm cách quay đầu dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở để rẽ sang đường Láng theo hướng đường Giáp Nhất. Việc làm này vô tình khiến nhiều phương tiện bị ùn ứ một phần tại điểm giao nhau giữa đường Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở và đường Nguyễn Trãi - Giáp Nhất.
Ghi nhận thực tế, khi chưa tổ chức lại giao thông tình trạng này cũng không quá nghiêm trọng, không gây ùn tắc giao thông vì các phương tiện được di chuyển liên tục, không gây xung đột giao thông quá nhiều.
“Đoạn đường dưới chỉ bị ùn lại khi nhiều xe máy di chuyển từ hướng đường Láng tìm cách đi ngược chiều để tránh phải chờ đèn đỏ tại Ngã Tư Sở”, anh Nguyễn Sinh, một cư dân tại đây cho biết.
Tuy nhiên, thay vì xử lý các phương tiện vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, 3 ngày trở lại đây, người dân trong khu vực không khỏi ngỡ ngàng khi một tấm biển cấm ô tô quay đầu được cắm ở hai bên đường trong khu vực.
Cấm ô tô quay đầu dưới gầm cầu vượt, gián tiếp đẩy hàng nghìn phương tiện phải đi vào những điểm ùn tắc như nút giao Trường Chinh, cầu vượt Ngã Tư Sở. |
“Tôi thấy rất khó hiểu khi Sở Giao thông Vận tải cắm biển cấm ô tô quay đầu dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Sở, nơi vốn không có nhiều xung đột giao thông. Thay vì xử lý các phương tiện đi ngược chiều gây ùn tắc giao thông thì họ lại cấm các phương tiện vốn đi đúng làn đường", anh Quân, một người hay di chuyển trong khu vực cho biết.
Việc tổ chức lại giao thông không những gây bất ngờ với người tham gia giao thông mà còn gây nhiều phiền toái cho người dân trong khu vực. "Trước đó đã cấm ô tô ở đường Giáp Nhất, giờ thêm chỗ này, hiện người dân chúng tôi muốn di chuyển về nhà thì lại phải đi vòng thêm gần 2km đường mà toàn đoạn đường ùn tắc giao thông như nút giao Trường Chinh hay cầu vượt Ngã Tư Sở... Hàng nghìn ô tô của khu đô thị Royal, khu dân cư làng Nhân Chính, Giáp Nhất… sẽ phải di chuyển thêm chừng đó quãng đường. Điều này không những gây lãng phí mà còn gián tiếp gây thêm ùn tắc giao thông , chị Nguyễn Quỳnh, cư dân Khu đô thị Royal City cho hay.
Nhìn lại thời gian thí điểm vừa qua, mặc dù đã có những biển báo phân làn nhưng tình trạng giao thông hỗn hợp vẫn chưa được cải thiện nhiều. Việc gia hạn thời gian thí điểm chính là để cơ quan quản lý Nhà nước tìm ra phương án tối ưu. Đề nghị đơn vị chức năng sớm khắc phục những bất cập và có phương án điều chỉnh hợp lý để công tác phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi đạt hiệu quả.
Box: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết. Thời điểm này, Hà Nội đang thí điểm tổ chức phân làn phương tiện trên trục đường Nguyễn Trãi (đoạn Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân). Đây là chủ trương đúng của Thành phố, nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận bởi việc tách làn đường đi riêng cho ôtô, xe máy và xe thô sơ là cần thiết nhằm duy trì trật tự lưu thông, hạn chế xung đột, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn. Do vẫn trong thời gian thí điểm, những hạn chế là khó tránh khỏi và cần có sự điều chỉnh linh hoạt để tìm ra giải pháp tối ưu, khắc phục ùn tắc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25