Thí điểm phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi: Cần làm triệt để, linh hoạt

(LĐTĐ) Thời điểm này Hà Nội đang thí điểm tổ chức phân làn phương tiện trên trục đường Nguyễn Trãi (đoạn Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân), thời gian phân luồng thí điểm trên trục Nguyễn Trãi được xác định từ ngày 6/8 đến 6/9. Tuy nhiên, dù mới diễn ra được 5 ngày song hoạt động này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận khi một bộ phận cho rằng ùn tắc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Ở góc nhìn tổng thể, nhiều chuyên gia chia sẻ, việc phân làn mới được áp dụng nên hiệu quả chưa thể thấy ngay được, cần sự linh hoạt và quyết tâm hơn để có kết quả tích cực.
Sắp tổ chức điều chỉnh lại giao thông trên đường Nguyễn Trãi Thí điểm sử dụng dải phân làn “cứng” trên tuyến đường Nguyễn Trãi Ghi nhận ngày đầu lắp dải phân cách, tổ chức phân làn ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi

Nhiều ý kiến trái chiều

Nguyễn Trãi là một trong những trục giao thông hướng tâm được đầu tư hạ tầng tốt bậc nhất của Hà Nội với 5 - 6 làn xe mỗi hướng lưu thông. Trục giao thông này cũng được tích hợp hạ tầng tương đối hiện đại gồm giao thông 4 tầng lưu thông (mặt đất, hầm chui, đường trên cao, đường sắt đô thị) chưa kể hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ.

Tuy nhiên, do lưu lượng phương tiện lưu thông qua trục Nguyễn Trãi có mật độ tương đối lớn nên tình trạng giao thông ùn tắc cục bộ thường xuyên diễn ra, đặc biệt là thời điểm đầu giờ sáng, cuối buổi chiều và khi có thời tiết xấu.

Nhằm mục tiêu phát huy hết năng lực hạ tầng sẵn có, hướng tới tổ chức giao thông tối ưu, giảm ùn tắc giao thông, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã thực hiện thí điểm phân làn, tách riêng lưu thông ô tô và xe máy.

Thí điểm phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi: Cần làm triệt để, linh hoạt
Trên trục Nguyễn Trãi, do thói quen nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn chưa tuân thủ việc di chuyển theo đúng làn đường.

Dù đã có hướng dẫn tương đối cụ thể, tuy nhiên theo ghi nhận những ngày thí điểm, giao thông trên trục đường vẫn có xu hướng diễn ra lộn xộn. Đặc biệt, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra thường xuyên ở khung giờ cao điểm.

Cá biệt, tại các điểm đầu - cuối dải phân cách, dù có biển báo phân làn bắt buộc và sự điều tiết, hướng dẫn của lực lượng chức năng như Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Cảnh sát giao thông, Công an khu vực… nhưng một bộ phận phương tiện vẫn cố tình đi ngược chiều, đi sai làn.

Qua ghi nhận, trên trục đường vẫn tồn tại một số vi phạm như: ô tô dừng đỗ bất chấp biển cấm vẫn diễn ra phổ biến, làm ảnh hưởng đến luồng lưu thông của làn xe máy, xe thô sơ và xe buýt (2 làn này nằm bên trong, sát mép đường); một số người dù có cầu bộ hành bắc qua song vẫn đi bộ tắt qua dòng phương tiện, gây ảnh hưởng đến giao thông; tại khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở vẫn còn hiện tượng xe máy đi ngược chiều và cắt ngang dòng phương tiện lưu thông để lên cầu vượt…

Quanh câu chuyện hiệu quả của việc phân làn giao thông, một số người dân khi được hỏi chia sẻ, hoạt động này khiến giao thông lộn xộn hơn. Dễ thấy nhất là việc nhiều ô tô thường tạt ra, tạt vào tại các điểm giao cắt.

Trong khi đó, làn dành cho xe máy nhỏ hẹp, nhưng đồng thời phải đi chung với xe buýt và chia sẻ diện tích mặt đường với các ô tô dừng, đỗ… Đây là điều bất cập, phải sớm khắc phục nếu không việc thí điểm này sẽ đổ bể.

Trước đó, không ít ý kiến đồng tình và đánh giá cao công tác phân làn trên đường Nguyễn Trãi. Anh Trần Dũng Sỹ (quận Hà Đông) cho biết, bản thân thường xuyên đi trên trục đường để đến cơ quan làm việc. Với việc các ngành chức năng tổ chức phân làn để việc đi lại của người và phương tiện trở nên “ngăn nắp”, theo anh Sỹ là việc làm rất cần thiết.

Thí điểm phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi: Cần làm triệt để, linh hoạt
Hiện tượng phương tiện tự ý dừng, đỗ, "chiếm" không gian lưu thông của xe máy, xe buýt, đi ngược chiều... vẫn diễn ra tương đối phổ biến.

Dù vậy, về lâu dài, anh Trần Dũng Sỹ kiến nghị, các ngành chức năng nên thu hẹp 2 làn dành cho ô tô, mở rộng làn hỗn hợp dành cho xe buýt và xe máy vì số lượng xe máy lớn; xe buýt cũng thường xuyên ra vào bến, cần nhiều không gian để đón khách. Ngoài ra, sau khi thí điểm, các ngành chức năng cần vào cuộc xử phạt vi phạm để tăng tính răn đe, nâng cao ý thức người tham gia giao thông...

Cần sự điều chỉnh linh hoạt

Thực tế, thời gian qua công tác giải quyết các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố là một trong các nhiệm vụ trọng tâm được Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. Nhờ sự quyết liệt này, ùn tắc giao thông được giảm dần qua từng năm.

Tuy nhiên, việc triển khai, tổ chức giao thông tại Hà Nội cũng có những đặc thù nhất định. Cụ thể, Hà Nội có đặc thù giao thông là các dòng phương tiện lưu thông hỗn hợp, các trục, các tuyến đường đều có nhiều khoảng giao cắt; nan giải hơn, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao dẫn đến chỉ cần một sự cố giao thông cũng đủ gây ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông.

Thí điểm phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi: Cần làm triệt để, linh hoạt
Lực lượng chức năng phân làn, điều tiết phương tiện.

Trở lại câu chuyện phân làn giao thông trên đường Nguyễn Trãi. Thực tế cho thấy, trục đường có mật độ ô tô, xe máy đông, nhiều đường giao cắt dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng tách riêng làn ô tô, xe máy, xe buýt nhằm thử nghiệm, tìm kiếm phương án tổ chức giao thông tối ưu.

Theo khảo sát của Sở GTVT Hà Nội, trục đường Nguyễn Trãi (đoạn thí điểm từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân) dài khoảng 1,5km. Hướng đi Ngã Tư Sở có 5 làn đường, hướng đi Khuất Duy Tiến có 6 làn đường. Trên tuyến có 3 điểm mở quay đầu tại dải phân cách giữa, tại các vị trí: Trước Công ty Thuốc lá Thăng Long, trước Công ty Cao su Sao Vàng, trước Ngân hàng Agribank.

Riêng hướng từ Khuất Duy Tiến đi Ngã Tư Sở có giao cắt với 3 đường, 8 ngõ, 15 điểm giao cắt với lối vào các công ty, cơ quan, cây xăng… Còn lại, với hướng từ Ngã Tư Sở đi Khuất Duy Tiến có giao cắt với 6 đường, 15 ngõ, 8 điểm giao cắt với lối vào các cơ quan, trường học… Do có quá nhiều điểm giao cắt nên việc xung đột giao thông là khó tránh khỏi.

Về vấn đề này, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho biết: Ùn tắc giao thông là nỗi bức xúc của người dân Thủ đô suốt nhiều năm nay. Việc phân luồng giao thông, tách riêng các phương tiện nằm trong đề án giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội. Đề án đã có từ lâu, đến nay việc thực hiện và triển khai hoạt động này cũng là sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng.

“Qua quá trình theo dõi, tôi và nhiều chuyên gia giao thông khác cũng đồng tình và nhất trí cao với hoạt động này. Tuy nhiên, để giảm ùn tắc, trên cơ sở phân làn phương tiện trên trục Nguyễn Trãi là rất khó. Bởi trục này lưu lượng phương tiện giao thông lớn.

Thứ nữa, cùng cần hiểu rằng, việc phân làn tiến tới giảm ùn tắc trên trục Nguyễn Trãi là giải pháp tình thế cần thiết trong bối cảnh hạ tầng chưa thể đáp ứng sự phát triển của các phương tiện. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thì cần có sự thí điểm và triển khai điều chỉnh linh hoạt.

Chẳng hạn, ít ngày đầu phân làn trên đường Nguyễn Trãi đã có những vướng mắc và lộn xộn nhưng các lực lượng vẫn cố gắng điều tiết và hướng dẫn giao thông. Đây là điều đáng ghi nhận.

Để đánh giá việc thí điểm này có hiệu quả hay chưa thì cần thêm thời gian thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tôi tin người dân sẽ ủng hộ với chủ trương này”, ông Bùi Danh Liên nhấn mạnh.

Thí điểm phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi: Cần làm triệt để, linh hoạt
Về lâu dài, việc phân làn trên đường Nguyễn Trãi đi vào nếp sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Liên quan đến việc chia tách làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi, ông Bùi Xuân Trường - Đội Thanh tra GTVT quận Thanh Xuân, cho biết: Về công tác tổ chức giao thông, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã kết hợp với Cảnh sát giao thông cùng nhau phân làn, tổ chức giao thông. Hiện, lực lượng chức năng vẫn chủ yếu hướng dẫn, nhắc nhở người và phương tiện chấp hành làn, luồng.

Ông Bùi Xuân Trường chia sẻ, việc phân làn có tác động tích cực nhưng hiệu quả sẽ không thể thấy ngay trong một sớm một chiều. Ít hôm đầu, người dân sẽ chưa quen, việc đi sai làn là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, qua công tác phân luồng, tách làn, dần những hoạt động này sẽ được cải thiện, từ đó giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện tại, khu vực Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến là nút thắt cổ chai, lưu lượng phương tiện giao thông lớn dễ dẫn đến việc ách tắc cục bộ.

“Tôi đang đề xuất với lãnh đạo Thanh tra Sở một số giải pháp cải thiện tình trạng giao thông. Trong đó, với khu vực này thôi kiến nghị phải xén vỉa hè để chiều lưu thông ra Khuất Duy Tiến rộng hơn. Ngoài ra, chiều Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi cũng cần xén và mở rộng vỉa hè để việc lưu thông được thuận lợi”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết.

Đáng chú ý, mục tiêu tổng quát của chương trình là “Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo giao thông vận tải thủ đô Hà Nội thuận lợi, an toàn, chất lượng, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, văn minh, hiện đại”. Hướng đến mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông; giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% hàng năm trên cả ba tiêu chí; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 30 - 35%; tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12 - 15% quỹ đất xây dựng đô thị...

Cùng với đó tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt 6 nhóm giải pháp gồm: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - đây là nhóm giải pháp căn cơ có tính bền vững và lâu dài; Tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý; Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng, tập trung triển khai và sớm đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của thành phố Vinh.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều "yêng hùng" ngổ ngáo đầu trần điều khiển xe máy với tốc độ cao vượt đèn, bấm còi rú ga... tất cả đều lí nhí xin lỗi, cúi đầu xấu hổ.
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp hiệu quả.
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới

Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới, thực hiện theo phương án ủy quyền cho cấp huyện. Quyết định này bãi bỏ các thủ tục cũ, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM

Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 4836 về kế hoạch thực hiện các khu vực TOD (phát triển giao thông công cộng) dọc tuyến metro số 1, metro số 2, Vành đai 3 theo Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh

Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại Hà Nội, tình trạng học sinh vi phạm đã giảm đáng kể…
Xem thêm
Phiên bản di động