Cải thiện nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở

(LĐTĐ) Sau khi Hà Nội kết thúc đợt giãn cách xã hội vào tháng 10/2021, ngay lập tức một lượng lớn người dân đã đổ xô tìm mua những căn hộ ở trung tâm thành phố và hợp với túi tiền, nhu cầu của mình. Thế nhưng, với việc giá bất động sản vẫn “neo” ở mức cao, cùng với việc khan hiếm nguồn cung đã khiến không ít người lắc đầu ngao ngán, thậm chí nhiều người phải tìm kiếm nguồn cung xa nội đô…
Gói hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội: Cần sớm được triển khai Để người lao động thực sự tiếp cận được nhà ở

Chấp nhận “rời đô” để an cư, lạc nghiệp…

Theo báo cáo mới đây của Savills Việt Nam (Tập đoàn cung ứng các dịch vụ Bất động sản), nguồn cung nhà ở năm 2021 thấp nhất trong 5 năm qua với hơn 33.600 căn. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện vào những năm tới khi nguồn cung tương lai năm 2022 và 2023 dưới mức 25.000 căn và giảm xuống dưới 20.000 trong các năm sau.

Cải thiện nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở
Nguồn cung khan hiếm khiến nhiều người dân phải lựa chọn căn hộ xa nội đô để an cư, lạc nghiệp.

Bối cảnh nguồn cung hạn hẹp cũng diễn ra ở loại hình biệt thự và nhà liền kề. Bộ phận nghiên cứu của Savills không ghi nhận dự án nào mới trong quý 4/2021. Nguồn cung mới chỉ đến từ các giai đoạn tiếp theo của ba dự án đang bán, cung cấp cho thị trường 245 căn. Quận Tây Hồ dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với 28% thị phần, nhỉnh hơn quận Hoàng Mai với 26%. Mặc dù nguồn cung sơ cấp đã có sự tăng trưởng nhẹ nhưng vẫn vở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Do nguồn cung bất động sản nhà ở giảm, do đó, nhiều người dân có nhu cầu tìm mua nhà ở nội đô Hà Nội đang loay hoay tìm kiếm cho mình một căn hộ phù hợp với túi tiền; thậm chí, nhiều người chấp nhận “rời đô” để đi chuyển ra vùng ven với mục đích tìm kiếm được căn hộ mới, phụ hợp với nhu cầu của gia đình, nhưng cũng không hề dễ dàng.

Cầm trong tay số tiền gần 2 tỷ đồng sau nhiều năm làm lụng vất vả, anh Nguyễn Đình Tuấn ở Khương Trung, Thanh Xuân (Hà Nội) mất cả mấy tháng trời cũng chưa thể tìm được căn hộ mình ưng ý, cũng như phù hợp với nhu cầu, tiện ích của cả nhà. Anh Tuấn kể, là người ngoại tỉnh lên Hà Nội làm ăn, sau gần 20 năm thuê nhà trọ làm ăn tích cóp, vợ chồng anh cũng có được một số tiền nho nhỏ. Dịch Covid-19 vừa qua khiến vợ chồng anh Tuấn đặt quyết tâm phải mua được một căn hộ riêng, gần trung tâm, nhưng số tiền không thể vượt quá 2 tỉ đồng. Thế nhưng, mong muốn của gia đình anh Nguyễn Đình Tuấn mấy tháng qua vẫn chưa thể trở thành hiện thực, mặc dù anh đã phải liên hệ đến gần 20 sàn giao dịch bất động sản, nhưng câu trả lời nhận được vẫn là “chờ đợi”.

Cũng theo anh Tuấn, để tìm kiếm căn chung cư 2 phòng ngủ tầm giá khoảng 2 tỷ đồng, điều kiện không quá xa thành phố, gần trục đường chính và ưu tiên căn hộ mới lúc này không phải dễ. “Khu vực trung tâm Hà Nội không có dự án nào mới ra hàng có giá bán giá phù hợp với tài chính gia đình tôi. Bây giờ muốn tìm căn hộ vừa bàn giao chỉ có cách dạt sang Long Biên, hoặc về mạn Hoài Đức, Hà Đông hoặc Thanh Oai. Nhưng khu vực đó lại quá xa nơi vợ chồng tôi làm việc, và cũng xa nơi các con tôi học tập. Với số tiền vợ chồng tôi có được, có lẽ tìm căn hộ mới ở trung tâm là rất khó, vì thế có thể tôi sẽ thay đổi nhu cầu hoặc là tìm căn hộ cũ may ra mới có giá phù hợp”, anh Tuấn chia sẻ.

Cũng có nhu cầu như gia đình anh Nguyễn Đình Tuấn, với gia đình chị Thanh Thảo ở Hải Hậu (Nam Định), thì nhu cầu tìm một căn hộ mới sau khi sinh thêm đứa con thứ 3 càng trở nên cấp thiết hơn. Theo đó, gia đình chị Thảo đặt mục tiêu, sau khi chị Thảo kết thúc kỳ nghỉ thai sản là phải có nhà riêng Hà Nội để đưa con lên sinh sống trong môi trường khang trang và thoáng mát hơn. Bởi trước đó, vợ chồng chị vẫn sinh sống tạm bợ tại căn phòng trọ chật hẹp, với 4 người sinh sống ở phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tuy nhiên cầm trong tay 1,5 tỷ đồng sau nhiều năm làm lụng vất vả, đến nay giấc mơ an cư tại Thủ đô của gia đình chị Thảo vẫn chưa biết gửi gắm vào đâu. Chị chia sẻ: “Dựa vào số tiền đang có thì tìm kiếm căn chung cư trong trung tâm Hà Nội là khá khó, vì thế vợ chồng tôi đã bàn bạc và quyết định di chuyển ra vùng ven để được giá mềm. Nhưng kết quả là sau 2 tháng tìm hiểu các dự án ven Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 32, tôi vẫn không thể chốt được căn hộ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của gia đình. Nhiều dự án treo băng rôn tố chủ đầu tư chậm sổ đỏ và xuống cấp trầm trọng song giá vẫn khoảng trên 1,8 tỷ đồng/căn, khiến vợ chồng tôi lo lắng vì kỳ nghỉ thai sản của tôi đã sắp hết. Nếu khó khăn quá, chắc chúng tôi sẽ phải thuê tạm một căn hộ chung cư rộng rãi hơn và chờ tìm mua căn hộ phù hợp với túi tiền của mình”.

Chật vật tìm nhà hợp với túi tiền

Theo báo cáo mới nhất vừa công bố của Savills Việt Nam, sau thời gian kìm nén do tác động từ việc bùng phát dịch bệnh kéo dài, thị trường nhà ở đã có dấu hiệu sôi động trở lại vào những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, so với quý trước, lượng giao dịch các loại hình nhà ở đều thể hiện sự tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 96% đối với biệt thự, nhà liền kề và 72% đối với căn hộ.

Trong khi đó, tỷ lệ hấp thụ cũng tương đối cao khi căn hộ đạt 19%, tăng 7 điểm % theo quý và biệt thự, nhà liền kề đạt 37%, tăng 17 điểm % theo quý và 4 điểm % theo năm. Xét riêng về thị trường biệt thự, nhà liền kề thì nhu cầu mua bán đang chứng kiến tình hình khả quan khi tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới đạt 83%. Đây là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản nhà ở vẫn duy trì sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người mua để ở.

Đề cập đến sự thay đổi trên, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao bộ phận tư vấn của Savills đã đưa ra phân tích và cho rằng: “Hoạt động thị trường cải thiện, đặc biệt là tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới chính nhờ vào các hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư. Hầu hết các dự án bắt đầu gọi vốn từ khá sớm với các phương thức đa dạng bao gồm: Hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư hay hợp đồng hợp tác kinh doanh...”.

Cũng theo bà Đỗ Thu Hằng, chính sự thay đổi về cơ cấu dân số tại thành thị của Việt Nam là yếu tố thúc đẩy những nhu cầu mới trong thị trường nhà ở. Việt Nam được dự báo sẽ tăng thêm 10 triệu người ở các thành phố lớn vào thập kỷ tới, với tỷ lệ đô thị hóa cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% năm 2030. Theo dự báo đến năm 2025, dân số Hà Nội dự kiến sẽ đạt 9 triệu người, trong đó dân số thành thị sẽ chiếm khoảng 61% tổng dân số. Số liệu trên tương đương khoảng 72.000 hộ gia đình thành thị thêm mới mỗi năm, trong khi số lượng căn hộ mới trung bình hàng năm chỉ đạt 27.000.

Trong khi đó, tính tới thời điểm hiện tại thì nguồn cung căn hộ tầm giá thấp ở cả dự án mới và hàng tồn kho đều có mức thấp. Đặc biệt, nguồn cung căn hộ giá bình dân đang bị thiếu hụt trong khi các dự án hiện tại đã bán hết và không có nguồn cung mới cho sản phẩm căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2. Mặt khác còn phải kể đến sự chênh lệch về nguồn cầu dự kiến và nguồn cung sơ cấp thực tế. Theo kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn cầu giai đoạn 2022-2025 là 185.200 nhà, trong đó có 166.600 căn hộ. Tuy nhiên các số liệu từ báo cáo của Savills, từ năm 2022 đến năm 2025 sẽ có 78.900 căn hộ mở bán.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia bất động sản khác cũng nhận định, nguồn cung nhà ở, nhất là phân khúc bình dân hạn chế khiến khả năng tiếp cận nhà ở của người có thu nhập trung bình và thấp ngày càng trở nên xa vời. Đồng thời “khó chồng khó” khi nhiều người đang rơi vào tình cảnh bấp bênh thu nhập do dịch bệnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Xem thêm
Phiên bản di động