Các y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh còn bị nợ lương đến bao giờ?

(LĐTĐ) Sau 8 tháng bị Bệnh viện Tuệ Tĩnh kéo dài tình trạng nợ lương, từ ngày 11-12/1/2022, một lần nữa các y, bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) bất đắc dĩ phải cầm băng rôn xuống đường đòi quyền lợi hợp pháp, chính đáng...
Bài 3: Vì sao lãnh đạo “né” báo chí Bài 2: Đề xuất “cầu cứu” chi phúc lợi Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

Đề cập đến việc bất đắc dĩ phải cầm băng rôn xuống đường để nhờ sự tác động của dư luận các y, bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, vì quá mệt mỏi và quá khó khăn nên các y, bác sĩ tại bệnh viện mới phải làm như vậy. Bởi thực tế, từ tháng 5 đến tháng 11/2021, cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ được nhận 50% lương. Đến tháng 12/2021 thì họ không nhận được bất kỳ đồng lương nào và theo nhận định của các cán bộ, y, bác sĩ tại đây thì dự báo trong tháng 1/2022, việc họ không được nhận lương sẽ lại tiếp diễn bởi thời gian qua bệnh viện không có nguồn thu.

Các y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh còn bị nợ lương đến bao giờ?
Sau 8 tháng không được nhân lương, các y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh bất đắc dĩ phải cầm băng rôn "xuống đường" đòi quyền lợi để đảm bảo cuộc sống

Bà Lê Thị Bình - Tổ trưởng Tổ Công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh bức xúc cho biết, sự việc cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương kéo dài, cũng như việc người lao động phải cầm băng rôn xuống đường là sự việc chưa từng xảy ra ở Học viện, cũng như Bệnh viện. Thế nhưng, kể từ khi Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đề xuất xin tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh và được thông qua năm 2019 thì các chế độ, phụ cấp của cán bộ, y, bác sĩ tại bệnh viện đã bị cắt hết chỉ còn lại lương. Đặc biệt, phần lương ít ỏi mà các y, bác sĩ có được từ năm 2021 cũng đã không được đảm bảo. Trong khi đó các lãnh đạo, trưởng, phó các khoa tại Bệnh viện và khối cán bộ thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn được nhận lương, thưởng đầy đủ…

Cùng chung sự bức xúc như bà Bình, nhiều cán bộ, y, bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng cho rằng, việc họ cùng được ký hợp đồng như các đồng nghiệp ở Học viện (chỉ khác vị trí việc làm), nhưng lại bị đối xử không công bằng, bị nợ lương, thậm chí chịu cảnh đói kém là không thể chấp nhận được, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang khiến cuộc sống của mọi người thêm khốn khó. Trong khi đó, hướng giải quyết vấn đề đến thời điểm này dường như vẫn chưa có, bất chấp sự chỉ đạo và vào cuộc của Bộ Y tế và các cơ quan, ban ngành. “Chúng tôi cảm thấy quá sức chịu đựng, nên cực chẳng đã chúng tôi mới phải xuống đường để nhờ cộng đồng lên tiếng”, Dược sĩ Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ.

Sau khi sự việc hàng chục y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh mang băng rôn “xuống đường” đòi lương; chiều ngày 12/1, lãnh đạo Bệnh viện đã tổ chức một cuộc họp với các y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhưng không giải quyết được vấn đề. Theo các y, bác sĩ ở đây, việc lãnh đạo Học viện và bệnh viện tổ chức buổi họp chỉ mang tính chất động viên, còn lương và chế độ vẫn bảo chờ, không có lịch cụ thể khi nào trả. Phóng viên đã cố gắng liên lạc với Ban Giám đốc Bệnh viện và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Được biết, cũng trong chiều ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1.

Cũng liên quan đến những khó khăn, bất cập tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, trước đó, báo Lao động Thủ đô cũng đã có loạt bài viết đề cập đến vấn đề “nóng vội” xin tự chủ của lãnh đạo Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; cũng như những “khuất tất” trong việc khai khống thu – chi để làm hồ sơ xin tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Thậm chí, khi phóng viên đặt lịch làm việc về nội dung này lãnh đạo Học viện, bệnh viện đã tìm mọi cách để “né” báo chí.

Thiết nghĩ, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh, rất cần sự vào cuộc nhanh chóng của các cấp, các ngành mà cụ thể là Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Đồng thời, cần thanh tra và xử lý nghiêm túc những cán bộ yếu kém, những cán bộ lợi dụng việc tự chủ để trục lợi… có như vậy người lao động mới yên tâm làm việc và quyền lợi của họ mới được đảm bảo, đặc biệt, đây là những lực lượng tuyến đầu trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học.
Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

(LĐTĐ) Chiều 29/8, tại Khu đô thị Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh (Khánh Hòa) đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, giai đoạn 2023 - 2028.
Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

(LĐTĐ) Có lẽ cái tên "Chợ quê Trung thu" hay "Lễ hội trăng rằm" đã trở nên quen thuộc với học sinh Hà Nội. Không biết từ bao giờ, những "phiên chợ" này đã xuất hiện ở khắp các ngôi trường trên khắp Thành phố, để rồi những cô bé, cậu bé quàng khăn đỏ, những em bé mẫu giáo lại được tung tăng đi chợ Trung thu cùng bè bạn.
Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân sẽ tập trung tổng kiểm tra chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có nguy cơ cháy, nổ cao, hoàn thành trước ngày 30/10/2023. Trong đó, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các nội dung liên quan đến an toàn điện, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Đặng Thùy Chi (sinh năm 1982, trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong quận Đống Đa đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều tấm gương “Người tốt, việc tốt” được phát hiện qua các phong trào thi đua liên tục, rộng khắp, hiệu quả trên toàn quận.
Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc vận động thu quỹ Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) tại Trường THCS Tứ Hiệp, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, kịp thời xử lý với tinh thần cầu tiến, không né trách; đồng thời kiên quyết chấn chỉnh việc thu quỹ đúng theo quy định hiện hành.

Tin khác

Người  “giữ lửa”cho đồ chơi Trung thu truyền thống

Người “giữ lửa”cho đồ chơi Trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Mỗi dịp Trung thu, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, người thôn Hậu Ái, xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội lại tất bật vừa làm vừa dậy con cháu làm đồ chơi trung thu truyền thống. Gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến là gia đình hiếm hoi đến nay vẫn giữ nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống ở Thủ đô.
Hơn 15,5 nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho người lao động tại 8 tỉnh, thành phố

Hơn 15,5 nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho người lao động tại 8 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ghi nhận tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố diễn ra hôm nay (28/9), 121 đơn vị, doanh nghiệp tham gia đã mang đến 15.578 chỉ tiêu tuyển dụng với đa dạng vị trí, mức thu nhập và đãi ngộ khá hấp dẫn.
Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm

Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Đoàn Giám sát của Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội đã thực hiện chương trình giám sát về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiều lựa chọn nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề TP.HCM

Nhiều lựa chọn nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề TP.HCM

(LĐTĐ) Trường Cao đẳng nghề TP.HCM là một trong 40 trường nghề chất lượng cao của cả nước theo Quyết định 761 của Thủ tướng. Là nơi đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững tay nghề, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh với hội nhập quốc tế và sự nghiệp phát triển công nghệ cao tại Việt Nam.
Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”

Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”

(LĐTĐ) Được biết đến là thủ phủ của các loài hoa, những năm gần đây, các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly… của huyện Mê Linh đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng vì màu sắc đẹp, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng. Với mong muốn hỗ trợ người dân địa phương trong tìm đầu ra cho sản phẩm và lưu giữ vẻ đẹp của các loài hoa, anh Đinh Văn Tuấn (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đã “bén duyên” với nghề làm “hoa bất tử”.
Gỡ vướng về thực hiện pháp luật lao động

Gỡ vướng về thực hiện pháp luật lao động

(LĐTĐ) Công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì người lao động có chốt được sổ; ký kết nhiều hợp đồng lao động thì đóng BHXH căn cứ vào hợp đồng nào; doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, thu hẹp sản xuất kinh doanh phải chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thì cần thực hiện những trình tự nào… Đó là những thắc mắc được đại diện người sử dụng lao động nêu ra tại hội nghị tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và BHXH do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa tổ chức mới đây.
Đãi ngộ nghệ nhân để giữ nghề truyền thống

Đãi ngộ nghệ nhân để giữ nghề truyền thống

(LĐTĐ) Với số lượng 1.793 di sản được kiểm kê, có thể nói Hà Nội là đơn vị có lượng di sản văn hóa phi vật thể nhiều nhất cả nước. Có hàng ngàn nghệ nhân, rất nhiều câu lạc bộ thuộc các loại hình di sản đã và đang tích cực hoạt động. Hiện Thành phố đang nỗ lực thực hiện chính sách đãi ngộ nghệ nhân để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di sản.
Hà Nội: Tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và BHXH

Hà Nội: Tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và BHXH

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức hội nghị tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội (BHXH) với sự tham gia của trên 130 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tạo cơ hội kết nối việc làm cho sinh viên

Tạo cơ hội kết nối việc làm cho sinh viên

(LĐTĐ) Vừa ổn định chỗ ở, quen trường lớp, nhiều tân sinh viên đã tất bật tìm kiếm công việc làm thêm để có nguồn thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt. Không chỉ có các tân sinh viên, nhiều sinh viên năm 2, năm 3 cho biết, với các em, việc đi làm thêm không chỉ giúp các em có thêm thu nhập mà còn có cơ hội học thêm kỹ năng mềm và có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
Bí thư Chi bộ luôn gương mẫu, trách nhiệm

Bí thư Chi bộ luôn gương mẫu, trách nhiệm

(LĐTĐ) "Nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua; nói đi đôi với làm, gần dân...”, đó là nhận xét của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân phường Hàng Trống khi nói về bà Đào Tuyết Thanh - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động