Bất cập trong công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh:

Bài 2: Đề xuất “cầu cứu” chi phúc lợi

(LĐTĐ) Không chỉ “nôn nóng” thực hiện Đề án xin tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh khiến cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện rơi vào cảnh khó khăn…mà chỉ một thời gian ngắn sau tự chủ, lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam lại gây bất ngờ khi có văn bản gửi Bộ Y tế “cầu cứu” về việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho đơn vị tự chủ từ nguồn sau chênh lệch thu chi của đơn vị, bất chấp sự phản đối của cán bộ, viên chức Học viện, thậm chí chưa có sự đồng thuận của tổ chức Công đoàn cơ quan.
Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?
Giáo viên được tự chủ chuyên môn, học sinh được học vượt lớp
Hiệu quả từ chủ trương đúng, hợp lòng dân

Học viện đề xuất xin được..."giải cứu"

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ mới tự chủ được hơn 1 năm thế nhưng, bộ mặt bệnh viện đã cho thấy sự “thay đổi ngược” so với kỳ vọng của lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (Học viện). Theo đó, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viên không chỉ khó khăn chồng chất, mà còn cho thấy sự bất ổn trong nội bộ đơn vị.

Đặc biệt, trước những khó khăn của cán bộ, viên chức tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, ngày 16/7/2020, Học viện đã có công văn số 468/HVYDHCTVN-TCKT gửi Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo về việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho các đơn vị trực thuộc từ nguồn sau chênh lệch thu chi của đơn vị, trong đó có Bệnh viện Tuệ Tĩnh – bệnh viện thực hành đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2019.

Trước động thái này từ Học viện, nhiều người cho rằng, việc đề xuất “giải cứu” Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho thấy sự yếu kém trong lãnh đạo, sự nóng vội trong đề xuất tự chủ từ Học viện khi bệnh viện chưa đủ năng lực tài chính, chưa có kế hoạch nguồn tài chính dự phòng, dẫn đến khi tự chủ nguồn thu không đủ chi…

Bài 2: Đề xuất “cầu cứu” chi phúc lợi
Đa số cán bộ, viên chức Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam không đồng tình với việc Học viện đề xuất sử dụng quỹ phúc lợi xã hội chia sẻ thu nhập tăng thêm với Bệnh viện Tuệ Tĩnh (đơn vị đã tự chủ từ tháng 6/2019)

Từ đề xuất của Học viện, ngày 24/8/2020, Bộ Y tế đã có công văn số 4516/BYT-KHTC trả lời đơn vị và nêu rõ, do tình hình thực tế, đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới nguồn thu tại đơn vị trực thuộc của Học viện bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn cũng như thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức.

Để đơn vị ổn định, duy trì được hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, căn cứ vào các quy định nêu trên, Bộ Y tế đồng ý về chủ trương với đề xuất của Học viện về việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho người lao động tại các đơn vị trực thuộc, từ nguồn sau chênh lệch thu chi của Học viện (sau khi thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) theo nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức theo các quy định hiện hành, quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn đơn vị.

Trước công văn chấp thuận để Học viện “giải cứu” Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ Bộ Y tế; không ít người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh tỏ ra vui mừng, nhưng nhiều người cũng cho rằng, đây không phải là sự “chia sẻ” mà là quyền lợi của họ được hưởng. Cụ thể như trong đơn kêu cứu trình bày, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị thực hành của Học viện, trong Quy chế hoạt động có căn cứ pháp lý. Học viện không thể hoạt động nếu không có bệnh viện. Từng viên chức được phân công công tác tại bệnh viện đều đang thực hiện nhiệm vụ chính trị là xây dựng Học viện, nên đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau…

Quyết định có trái luật?

Trái ngược với niềm vui của cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh sau khi Bộ Y tế có văn bản chấp thuận theo đề xuất của Học viện trong việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức Bệnh viện từ nguồn quỹ phúc lợi của Học viện; rất nhiều cán bộ, viên chức của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đã bày tỏ thái độ không đồng tình và cho biết, công văn mà Học viện gửi lên Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo sử dụng nguồn sau chênh lệch thu chi của Học viện, thực chất chưa có sự đồng thuận của tổ chức Công đoàn cơ quan.

Theo trình bày của cán bộ, viên chức Học viện, trước khi Giám đốc Học viện gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế, thì ngày 08/7/2020 Học viên đã tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 (phiên bất thường) để lắng nghe ý kiến từ người lao động về dự thảo bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2020 của Học viên, trong đó đa số cán bộ, viên chức Học viện đề nghị làm rõ nội dung tại Điều 35 (trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của các đơn vị trực thuộc với Học viện) và Điều 36 (Quyền lợi của các đơn vị trực thuộc) trong Quy chế.

Cụ thể tại Điều 36 ghi, các đơn vị trực thuộc Học viện khi có khó khăn về tài chính (có báo cáo giải trình), không thể chi trả thu nhập tăng thêm và phúc lợi do không đủ nguồn chênh lệch thu chi sẽ được xem xét hỗ trợ tiền phúc lợi và thu nhập tăng thêm từ nguồn chênh lệch thu chi của Học viện, sau khi đã thực hiện trích lập 25% Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định…Dự kiến, Học viện sẽ chia sẻ với Bệnh viện Tuệ Tĩnh về thu nhập tăng thêm với mức 0,5%.

Trước dự thảo bổ sung này, nhiều cán bộ, viên chức Học viện đã không đồng tình và yêu cầu làm rõ xem đây có phải là Quy định của Bộ Tài chính về việc chia sẻ tài chính giữa các đơn vị độc lập thu chi hay không? Nếu có thì ở khoản mấy, Nghị định nào, liệu đây có phải là Quy định trái phát luật?. Tại Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức 2020 (phiên bất thường), bà Trần Thị Kim Tuyến – Trưởng phòng Tài chính Kế toán Học viện cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Giám đốc Học viện là ông Đậu Xuân Cảnh về dự thảo quy chế trên, phòng Tài chính Kế toán đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về vấn đề trên.

“Vì chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể, chi tiết nên phòng Tài chính Kế toán cũng đã tham vấn một số cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này. Theo đó, cán bộ tại Kiểm toán Nhà nước cho biết việc chia sẻ trên là không đúng vì lý do, mặc dù là đơn vị trực thuộc nhưng Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị tài chính độc lập, đã tự chủ chi thường xuyên. Còn về phía cơ quan chủ quản là Bộ Y tế, có ý kiến trả lời giống như ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và có ý kiến cho rằng để thực hiện việc chia sẻ như nêu trên phải thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, nếu đa số đồng ý thì sẽ bổ sung vào Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện…”, bà Kim Tuyến trình bày tại Hội nghị.

Trước câu trả lời của Trưởng phòng Tài chính Kế toán của Học viện, nhiều cán bộ, viên chức Học viện cho rằng, họ sẵn sàng và đồng thuận chia sẻ khó khăn với bệnh viện, nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, 25% nguồn sau chênh lệch thu chi từ các đơn vị trực thuộc trích nộp về Học viện không phải góp vào quỹ chi thu nhập tăng thêm, mà là góp vào quỹ phát triển của Học viện. Do đó, hoàn toàn thu nhập tăng thêm của các đơn vị trực thuộc đều do Học viện gánh vác hết…

Còn nữa...!

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngàay 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

(LĐTĐ) Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/6/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững.
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

(LĐTĐ) Khai nhận trước tòa, bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên cho rằng, bị cáo thấy việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly có lãi, và là cơ hội để kiếm thêm thu nhập.
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”

Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”

(LĐTĐ) Khách hàng của Techcombank, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, đang được ngân hàng liên tục nhắc nhớ và hỗ trợ cập nhật giấy tờ tùy thân (GTTT) và hoàn tất đăng ký thông tin sinh trắc học để đảm bảo mọi giao dịch tài chính của khách hàng đều được thông suốt và liền mạch kể từ ngày 1/1/2025.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động