Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có báo cáo nhanh tình hình quan hệ lao động và kết quả chăm lo cho đoàn viên, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thông tin về tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2024, tiền lương bình quân của người lao động ước tính đạt 8,88 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2023.

Trong đó: Tiền lương bình quân tại Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt 10,91 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp dân doanh đạt 8,1 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9,28 triệu đồng/tháng.

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh (thứ ba từ trái sang) thăm hỏi, nắm bắt tình hình việc làm, đời sống của công nhân Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành. Ảnh: Mai Quý.

Về tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025, mức thưởng bình quân là 7,72 triệu đồng, tăng 13% mức thưởng dịp so với thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trong đó: Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt 7,66 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh đạt 6,76 triệu đồng/người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,24 triệu đồng/người.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025 và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Công đoàn chủ động tham mưu với cấp ủy, chuyên môn đồng cấp thực hiện các biện pháp ổn định tình hình quan hệ lao động, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các hoạt động chăm lo cho người lao động tại địa phương, đơn vị; chỉ đạo các cấp Công đoàn bố trí nguồn lực, tổ chức có hiệu quả, thiết thực các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; thường xuyên cập nhật, nắm chắc tình hình quan hệ lao động, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; theo dõi, nắm tình hình chi trả lương, thưởng của người lao động tại doanh nghiệp, nhất là người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tạm thời để có biện pháp chăm lo, hỗ trợ; phối hợp với các cơ quan có thầm quyền kiểm tra, giám sát, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cho đoàn viên, người lao động vào dịp Tết.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, 100% các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động và triển khai tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết quả, theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các họat động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.

Trong đó: Chi từ nguồn tài chính Công đoàn là 3.054,5 tỷ đồng; kêu gọi xã hội hóa ủng hộ nguồn kinh phí chăm lo cho đoàn viên, người lao động 1.696 tỷ đồng (chiếm 35,7%). Trong đó: Cấp Tổng Liên đoàn chi 256,5 tỷ đồng; cấp tỉnh, thành phố, ngành và tương đương chi 342 tỷ đồng; cấp trên trực tiếp chi 956 tỷ đồng; cấp cơ sở chi 1.500 tỷ đồng.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức.
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

(LĐTĐ) Khi thấy lực lượng chức năng, đối tượng lập tức quay đầu xe bỏ chạy. Nhận định có dấu hiệu bất thường, tổ công tác đã phối hợp triển khai chốt chặn, kịp thời dừng phương tiện, đưa người vi phạm về vị trí kiểm soát để làm rõ.
Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

(LĐTĐ) Năm 2024, giá bất động sản tại các thành phố lớn vẫn “neo” ở mức cao. Thậm chí, phân khúc căn hộ tại nhiều địa phương còn liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người dân, nhất là những người trẻ dù “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vẫn gặp khó khăn khi muốn sở hữu nhà…
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Tin khác

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

(LĐTĐ) Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất  311 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Ất Tỵ năm 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) 11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xem thêm
Phiên bản di động