Các dự án tỷ đô làm “nóng” thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn Đồng bộ các giải pháp để lành mạnh hoá thị trường bất động sản Thị trường bất động sản năm 2025 phát triển bền vững hơn |
Bứt tốc ngoạn mục
Hơn một thập kỷ trở lại đây, khu vực phía Tây Hà Nội luôn là điểm “nóng” của thị trường bất động sản với cú bứt tốc ngoạn mục cùng tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất Thủ đô. Nơi đây được dự đoán sẽ tiếp tục “soán ngôi” trong cuộc đua phát triển nhà ở bởi nhiều giá trị bền vững khó có thể thay thế.
Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 chính thức được phê duyệt vào tháng 12/2024 đã khiến thị trường bất động sản khu vực phía Tây vốn sôi động càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Theo Quy hoạch mới, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa cực, đa trung tâm với 5 vùng đô thị. Trong đó, phía Tây được định vị là thành phố mới, kết nối với nội đô thông qua trục Hồ Tây - Ba Vì. Đây không chỉ là bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, mà còn là liều “doping” mạnh mẽ cho thị trường bất động sản khu vực này.
Nhiều năm qua, khu vực phía Tây luôn được ưu tiên đầu tư về hạ tầng với hàng loạt dự án tỷ đô. Các tuyến đường lớn, hiện đại dần hình thành và liên tục được đưa vào vận hành như: Đại lộ Thăng Long, Đường 32, đường vành đai 3 và 3.5, đường Lê Trọng Tấn, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, đại lộ Tây Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tuyến Metro 5, 6, 7… tạo thành chuỗi giao thông liên hoàn, đồng bộ, kết nối khu Tây với các địa điểm khác thành phố.
![]() |
Công viên The Matrix One có quy mô 14ha là công viên lớn nhất quận Nam Từ Liêm. |
Một số dự án lớn đang cấp tốc triển khai và hoàn thiện như tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông đã chính thức thông xe đoạn 1,9km ngay từ tháng 1/2025, và dự kiến thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2025. Đường Lê Quang Đạo kéo dài có điểm đầu giao cắt với Đại lộ Thăng Long và điểm cuối giáp với khu đô thị Dương Nội, khi khai mở sẽ rút ngắn 1/2 thời gian di chuyển.
Đặc biệt, “siêu dự án” Vành đai 4 - có chiều dài 112,8km kết nối 3 tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh - đoạn qua khu vực phía Tây Hà Nội hiện đã lộ diện rõ sau gần 2 năm thi công. Đây là dự án trọng điểm “vành đai kết nối mọi vành đai” dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2027, sẽ góp phần thay đổi diện mạo toàn bộ khu vực phía Tây và kết nối các tuyến đường Bắc - Nam.
Gia tăng nhu cầu nhà ở
Với sự cộng hưởng đồng bộ từ hạ tầng giao thông hiện đại, môi trường sống tại phía Tây được đánh giá là một trong những khu vực tốt bậc nhất Thủ đô khi hạ tầng xã hội được quy hoạch bài bản với hàng trăm bệnh viện, trường học, công viên, trung tâm văn hóa - thể thao - giải trí đồ sộ… tạo nên một hệ sinh thái tiện ích toàn diện.
![]() |
Đường Lê Quang Đạo kéo dài được đánh giá là một trong những nút giao thông đẹp, rộng và thoáng nhất quận Nam Từ Liêm. |
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển của các sở ban ngành về khu vực phía Tây đã hình thành thủ phủ mới của hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước. Đó cũng là lý do xuất hiện làn sóng dịch chuyển an cư về phía Tây Hà Nội ngày càng lớn của cộng đồng cư dân ưu tú là các chuyên gia, kỹ sư công nghệ, quản lý cao cấp, lao động chất lượng cao… làm gia tăng nhu cầu nhà ở tại khu vực này.
Nhiều năm qua, khu vực này luôn giữ vững ngôi vị quán quân trong cuộc đua phát triển nhà ở tại Hà Nội. Theo ghi nhận của Hội Môi giới bất động sản, nhiều quý liên tiếp, phía Tây luôn áp đảo về nguồn cung và giao dịch. Mức độ tăng giá của thị trường nhà ở phía Tây cũng cao hơn các khu vực khác trung bình từ 7-15% tùy từng vị trí, từng dự án.
Trong khi một số khu vực vùng ven đang được trình quy hoạch lên quận như Đan Phượng, Hoài Đức nóng sốt nhờ nhiều luồng thông tin rò rỉ, thì các dự án tại lõi đô thị mới phía Tây lại được bảo chứng bởi sự tăng trưởng bền vững của tọa độ trung tâm.
Một chuyên gia trong ngành khẳng định: Sự đột phá từ quy hoạch đến hạ tầng đã tạo nên cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản phía Tây trong vòng 10 qua và 10 năm sắp tới, đặc biệt là khu vực trung tâm của trung tâm mới. Dư địa tăng trưởng của các dự án hiếm hoi còn sót lại này cũng vì thế mà bền vững hơn trong nhiều năm tới, nhất là khi các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quanh khu vực sắp hoàn thành và đi vào hoạt động.
Khánh An (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM
Thị trường 02/04/2025 11:57

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
Thị trường 27/03/2025 16:37

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2
Thị trường 24/03/2025 12:00

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần
Thị trường 24/03/2025 09:25

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất
Thị trường 24/03/2025 08:18

Gần 65.000 tỷ đồng làm dự án lấn biển Cần Giờ
Thị trường 22/03/2025 08:50

Đấu giá hàng chục lô đất ven đô ở Hà Nội, khởi điểm từ 5,4 triệu đồng/m2
Thị trường 19/03/2025 15:58

Đề xuất tăng thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản: Cần khảo sát kỹ thực tế
Thị trường 18/03/2025 12:51

Giá nhà phố, villa khu Đông TP.HCM nhiều nơi vượt 500 triệu đồng/m2
Thị trường 17/03/2025 07:19

Chứng minh thu nhập để mua nhà ở xã hội: Tưởng dễ mà khó
Thị trường 14/03/2025 16:36