Bật mí những thói quen tốt cho sức khỏe của con

Việc dạy con thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe rất cần thiết trong cuộc sống của con. Bạn nên hướng dẫn 9 thói quen tốt sau đây từ khi con chập chững đi.
Một số thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ ngay 5 lý do nên cởi bỏ áo len khi đi ngủ

1. Rửa tay

Các hành động đơn giản như rửa tay sẽ giúp con và cả gia đình tránh các mầm bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng và bệnh tật. Giữ gìn vệ sinh tốt là một trong những cách dễ dàng nhất để giữ cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh.

Bạn hãy bắt đầu tập cho bé thói quen này bằng việc giải thích lý do vì sao rửa tay rất quan trọng và dùng những từ ngữ mà trẻ có thể hiểu được. Ví dụ: “Rửa tay sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại khiến con bị bệnh đó”.

Tiếp theo, bạn hãy cho con biết khi nào bắt buộc bé phải rửa tay, ví dụ như sau khi đi vệ sinh, tham gia hoạt động ngoài trời hoặc trước bữa ăn. Cuối cùng, việc hướng dẫn con làm thế nào để rửa tay cũng rất quan trọng, trẻ không chỉ rửa sạch lòng hay mu bàn tay mà còn phải chà rửa kỹ các kẽ tay, ngón tay. Ngoài ra, mỗi lần rửa tay đều nên kéo dài ít nhất 10 - 15 giây.

Khi không có điều kiện rửa tay, bạn có thể cho trẻ dùng dung dịch khử trùng phổ biến như nước rửa tay khô nhưng hay nhớ rằng sản phẩm này chỉ là biện pháp tạm thời và chưa chắc sản phẩm này đã tiêu diệt được hết các vi khuẩn, mầm bệnh.

2. Che miệng khi ho, hắt hơi

Bạn hãy dạy con yêu cách sử dụng khăn giấy khi ho và hắt hơi để không lây lan vi khuẩn. Thật ra, đối với trẻ ở tuổi chập chững tập đi, con vẫn còn nhỏ để nhớ rằng phải che miệng hay xoay sang hướng khác để không bắn nước bọt ảnh hưởng đến người khác, nhưng bạn vẫn có thể nhắc nhở mỗi lần con hắt hơi bằng cách làm mẫu cho trẻ.

3. Bỏ rác đúng nơi quy định

Mỗi ngày, con có thể sử dụng nhiều khăn giấy hoặc thải các loại rác khác. Nếu bố mẹ chỉ gom rác lại và để mặc chúng ở một nơi nào đó, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan. Trẻ nhỏ thường không quan tâm đến điều này. Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn hãy dạy con bỏ rác vào thùng sau khi sử dụng. Nói cho trẻ biết vì sao nên làm như thế để bé dần hình thành thói quen tốt này không chỉ ở nhà mà cả ở những nơi công cộng.

4. Chăm sóc răng miệng

Trước 8 tuổi, trẻ vẫn cần bố mẹ hỗ trợ việc làm sạch răng. Tuy nhiên, bạn nên tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày theo các bước: làm ướt bàn chải, bóp một ít kem đánh răng lên bàn chải và chải răng, cuối cùng là súc miệng lại với nước để làm sạch bọt.

Nếu trẻ vẫn chần chừ, bạn hãy cứ để bé thử làm trước, sau đó mới giúp con. Một bài hát vui nhộn và chiếc bàn chải mang hình thù ngộ nghĩnh sẽ là trợ thủ đắc lực để bé không cảm thấy sợ hãi mỗi khi đánh răng.

Bật mí những thói quen tốt cho sức khỏe của con

Khi răng của bé đã phát triển và mọc đầy đủ, bạn có thể dạy con dùng chỉ nha khoa. Chỉ này được thiết kế để loại bỏ mảng bám thức ăn tại những khe, kẽ răng, giữa răng và dưới nướu răng mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới được. Sử dụng chỉ nha khoa đều đặn sẽ giúp bé giảm thiểu khả năng bị sâu răng tấn công.

Ngoài ra, bạn nên có thói quen đưa con đến nha sĩ thường xuyên để được kiểm tra răng miệng và ngăn ngừa những bệnh răng miệng có thể xảy ra.

5. Sử dụng kem chống nắng

Ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm tăng khả năng bị ung thư da trong tương lai. Do đó, việc sử dụng kem chống nắng là điều cần thiết trước khi trẻ ra ngoài. Mũ che, áo tay dài hoặc áo khoác không có tác dụng phòng ngừa tác hại của các tia bức xạ như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn nên cho trẻ dùng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

6. Vận động

Không phải đứa trẻ nào cũng yêu thích việc tập luyện thể thao. Tuy nhiên, việc làm quen với những hoạt động thể thao sẽ giúp ích cho sự phát triển của con sau này và hình thành thói quen thích vận động để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Hãy cho con có cơ hội học nhiều môn thể thao như bơi lội, cầu lông, bóng rổ…

Ngoài ra, nếu trẻ bị thừa cân, bạn đừng bao giờ xét nét về ngoại hình của con bằng những câu nói khiến con tổn thương như: “Ăn bánh kẹo nhiều quá, con sẽ to như trái bóng lăn xấu xí đấy”. Thay vào đó, bạn nên cùng con tập luyện để con có cảm giác được khuyến khích.

Bật mí những thói quen tốt cho sức khỏe của con

7. Bảo vệ đầu

Bạn đừng bỏ qua việc dạy cho con biết cách bảo vệ đầu bằng cách đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, đạp xe hoặc bất cứ môn thể thao nào có thể làm tổn thương não. Hãy giải thích với bé vai trò của não bộ và điều gì sẽ xảy ra khi não bị va đập mạnh.

8. Luôn ăn sáng

Luôn cho con ăn đúng giờ vào mỗi bữa sáng. Điều này sẽ giúp trẻ tiếp tục giữ thói quen tốt đó khi lớn lên. Bạn có thể giải thích cho bé biết vì sao ăn sáng lại có lợi:

- Hỗ trợ cho trẻ có đầy đủ năng lượng để học tập hoặc vui chơi

- Phòng ngừa các bệnh mạn tính có thể xảy ra

- Giúp con luôn khỏe mạnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã xác nhận rằng bữa sáng sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ gấp 4 lần. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có thể hỗ trợ trong việc hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường và tim.

9. Uống nhiều nước lọc

Trẻ nhỏ thường khó thoát khỏi sức hấp dẫn của các loại nước ngọt và trà sữa để tìm đến một chai nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hạn chế trẻ sử dụng các loại thức uống nhiều đường mà không chứa dinh dưỡng, lại có thể gây sâu răng này. Ngoài uống nước, hãy cho bé uống nước ép trái cây để đổi khẩu vị cho con./.

Theo Vũ Tuyến/vov.vn

https://vov.vn/doi-song/tinh-yeu-gia-dinh/bat-mi-nhung-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-cua-con-post920963.vov

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Các cầu dàn Bailey để dự phòng sẽ được lắp đặt trên sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ… nhằm kết nối giao thông khu vực 2 bên sông và giảm ùn tắc.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Công an tỉnh Đồng Nai lập nhiều thành tích trong đợt ra quân trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Đồng Nai lập nhiều thành tích trong đợt ra quân trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Đồng Nai đã lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Tổ chức lại nút giao thông Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến

Tổ chức lại nút giao thông Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông tin sẽ thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến thuộc địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Thị trường chứng khoán trong nước khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế

Thị trường chứng khoán trong nước khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế

Thị trường chứng khoán Việt mở cửa tăng điểm trở lại sau nhiều ngày chìm trong sắc đỏ. Thị trường vẫn khởi sắc về chỉ số nhưng thanh khoản ghi nhận khá thấp.
Infographic: Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”

Infographic: Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới” nhằm giới thiệu, lan tỏa những hoạt động tiêu biểu của tổ chức Công đoàn Thủ đô.

Tin khác

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
Xem thêm
Phiên bản di động