Bài 2: Góc nhìn tiến bộ từ các nước trên thế giới
Bịt “lỗ hổng” trong kiểm soát an toàn xe đưa đón học sinh |
Thực tế, trên thế giới, tại nhiều quốc gia công tác kiểm soát an toàn đối với phương tiện đưa đón học sinh luôn được thắt chặt với nhiều quy định cụ thể. Đây cũng là bài học để các nhà hoạch định chính sách tham khảo và từng bước hướng tới việc xây dựng những quy định riêng biệt với phương tiện chở học sinh.
An toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” từ lâu là thông điệp tuyên truyền mà nhiều cơ sở giáo dục luôn nêu cao và hướng đến. Thông điệp cũng phản ánh rõ nét mong ước của phụ huynh và của toàn xã hội khi luôn muốn dành cho trẻ những điều tốt nhất, an toàn nhất.
Trước an toàn của trẻ, tại nhiều quốc gia, xe đưa đón học sinh được đặc biệt ưu tiên và coi như “xe Vua” trên đường phố. Theo tìm hiểu, tại Mỹ, xe buýt trường học là loại xe được nhiều quyền lợi ưu tiên, được xem xét các quyền giao thông tương đương như xe cứu hoả, cứu thương, xe cảnh sát.
Hệ thống xe buýt trường học của các quốc gia trên thế giới được trang bị hiện đại và có quy trình vận hành chặt chẽ. (Ảnh minh họa) |
Xe buýt trường học cũng có những đặc quyền riêng và tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Xe được sơn vàng để phân biệt với xe buýt thông thường. Tại quốc gia này, với màu sơn vàng trên thân xe đã trực tiếp giúp tăng tính nhận diện và giúp người tham gia giao thông dễ quan sát và nhận ra trong mọi điều kiện thời tiết.
Bên cạnh màu sắc đặc trưng, luật giao thông tại quốc gia này cũng có nhiều quy định về việc phải ưu tiên cho xe buýt trường học. Khi xe dừng lại để đón học sinh, tấm biển Stop sẽ tự động được mở ra. Tất cả các xe ở hai chiều đều phải nhường đường và dừng lại với khoảng cách nhất định. Nhờ sự luật hóa với quy định nghiêm ngặt, xe buýt trường học ở Mỹ luôn được bình chọn là phương tiện an toàn nhất trên đường.
Xe đưa đón học sinh là một phương tiện rất đặc thù, đòi hỏi độ an toàn cao. Trong khi chờ đợi các quy định pháp luật từng bước được hoàn thiện, trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh các giải pháp cấp bách bảo đảm an toàn giao thông trong việc đưa đón vận chuyển học sinh. Đồng thời, cần tổ chức rà soát, bổ sung các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh với xe buýt trường học thành một loại hình cụ thể. Theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP - Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, với xe hợp đồng chở khách có tải trọng thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị/chủ xe kinh doanh phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải hành trình, số lượng khách, điểm đưa đón, trả khách. Đặc biệt, xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình để các cơ quan chức năng nắm lộ trình. |
Tương tự, tại Anh, xe buýt trường học được Chính phủ tài trợ và phục vụ miễn phí cho học sinh. Các quy định vận hành và quản lý cũng được xem xét nghiêm ngặt, đặc biệt với các đơn vị vận tải đứng ra nhận thầu xe buýt học sinh. Các xe buộc phải đi theo lộ trình đã định và chỉ sử dụng các điểm đón - trả được chỉ định. Lộ trình này đã được các chuyên gia nghiên cứu thuận tiện nhất với học sinh và lựa chọn những tuyến đường có mức độ an toàn giao thông cao nhất. Nếu không tuân theo quy định lộ trình và thời gian biểu, đơn vị vận tải sẽ bị phạt rất nặng.
Tại khu vực châu Á, Hàn Quốc cũng quy định những chiếc xe buýt chở học sinh từ 11-15 chỗ ngồi đều được sơn vàng. Ngoài ra, từ cuối năm 2018, hệ thống cảnh báo trẻ ngủ quên cũng được trang bị trên xe buýt chở học sinh ở Hàn Quốc.
Nhìn từ các quốc gia trên thế giới có thể thấy, từ nhà trường, giáo viên, tài xế, chủ xe và rộng hơn là các cơ quan chức năng đều nêu cao tinh thần bảo đảm an toàn cho trẻ. Tôn chỉ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” được thực hiện bài bản và nghiêm ngặt.
Làm nghiêm sẽ hiệu quả
Quanh câu chuyện xe đưa đón học sinh, ông Khương Kim Tạo - chuyên gia giao thông chia sẻ, loại hình này phát triển từ khá lâu trên thế giới. Loại hình này đảm bảo toàn diện và phù hợp với các khía cạnh như đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và chi phí đi lại thấp… Nói cách khác, đây là giải pháp đáp ứng tốt yêu cầu xã hội. Chuyên gia giao thông này cũng nhận định, trong tương lai loại hình giao thông này sẽ phát triển nhiều hơn nữa.
Thực tế, ở trong nước, nhiều nơi việc đưa đón học sinh cũng được đẩy mạnh quan tâm. Các trường quốc tế hiện là những cơ sở giáo dục phổ thông vận hành những đội xe đưa đón học sinh lớn nhất. Có trường đưa đón theo những điểm đón cố định, có trường đưa đón tận nhà. Phụ huynh học sinh cũng thể hiện trách nhiệm trong việc cùng nhà trường ngăn ngừa rủi ro cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô. Trước khi ký hợp đồng, nhà trường và đại diện phụ huynh đều tổ chức xem xét kỹ về tính pháp lý và các điều kiện bảo đảm an toàn của từng xe, nhất là về niên hạn sử dụng. Nhiều trường cũng cử người giám sát chặt chẽ, tránh việc đơn vị vận tải đưa phương tiện không đủ điều kiện chở học sinh hoặc sử dụng lái xe có dùng chất kích thích, ma túy…
Chị Vũ Thị Thu Huyền (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hiện chị có con theo học tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình. Bởi vậy, việc sử dụng phương tiện xe đưa đón học sinh giúp tạo thuận lợi trong công tác theo dõi và đảm bảo an toàn giao thông.
Theo chị Huyền, mỗi ngày xe đều tiến hành đưa đón học sinh tại địa điểm gia đình đăng ký vào khung giờ 6h45 sáng và trả 5h30 chiều. Trường có 3 loại xe đưa đón là loại 45 chỗ, 32 chỗ và 16 chỗ tuỳ phụ huynh lựa chọn. Qua quan sát của chị Vũ Thị Thu Huyền, do trường có bề dày hơn 30 năm truyền thống, là thương hiệu giáo dục uy tín nên công tác quản lý xe của trường rất chuyên nghiệp và nghiêm chỉnh. Lái xe phục vụ học sinh đều có thái độ thân thiện, quản xe chu đáo, ân cần (đón trả đúng đối tượng); sẵn sàng đón và trả học sinh ở điểm an toàn nhất.
Tương tự, chị Vũ Thị Diệp Khanh, phụ huynh có con theo học ở Trường Trung học cơ sở Việt Úc (Hà Nội) đánh giá, việc trường bố trí xe đưa đón học sinh là hết sức cần thiết, giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con song vẫn đảm bảo an toàn. Đặc biệt, hoạt động này cũng góp phần tích cực giảm thiểu ùn tắc trong bối cảnh giao thông Hà Nội phức tạp.
Xe đưa đón học sinh là nhu cầu tất yếu được nhiều phụ huynh chọn lựa tại các đô thị lớn. (Ảnh minh họa) |
Có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, như báo Lao động Thủ đô đã đề cập, xe đưa đón học sinh hiện nay được coi như xe dịch vụ hoạt động trên cơ sở hợp đồng vận tải ký giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các phương tiện được sử dụng là xe chở khách thông thường, không phải xe buýt chuyên dụng chở học sinh như ở nước ngoài. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng về lâu dài, cần rà soát và bổ sung các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh với xe buýt trường học thành một loại hình cụ thể với những điều kiện và quy định chặt chẽ trên cơ sở tham khảo các kinh nghiệm, quy chuẩn tiêu chuẩn và quy định của các quốc gia tiên tiến.
Nhiều phụ huynh cũng cho rằng, để đảm bảo an toàn hơn đối với phương tiện đưa đón học sinh, đồng thời giúp loại hình này tiếp cận gần hơn với các quốc gia trên thế giới thì cần phải có quy chuẩn, quy định việc quản lý xe đưa đón học sinh như: Phải coi phương tiện đưa đón học sinh là một trong những loại xe ưu tiên; xe phải có sơn màu nhận diện riêng biệt; có cơ quan quản lý kiểm định… Khi có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, hoạt động đưa đón học sinh sẽ đi vào nền nếp, phụ huynh vì vậy cũng sẽ an tâm hơn.
Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông) các tỉnh, thành phố trong cả nước có tổ chức đưa đón học sinh đến trường bằng xe ô tô phải lựa chọn các đơn vị kinh doanh vận tải có đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Trong đó, cần ghi rõ trong hợp đồng vận chuyển giữa cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải những yêu cầu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh khi ngồi trên xe và khi lên, xuống xe. Trên xe phải có người chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, duy trì trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định và kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe và khi lên, xuống ô tô. Tuy nhiên, dịch vụ xe đưa đón học sinh vẫn hoàn toàn tự phát, chất lượng phụ thuộc vào sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc của cơ sở giáo dục và sự giám sát của phụ huynh học sinh. |
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15
Giá vé xe buýt tại Hà Nội từ 1/11/2024
Infographic 31/10/2024 09:13