Đồng hành giải quyết nhu cầu an cư của công nhân

Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống

(LĐTĐ) “Có an cư mới lạc nghiệp”, có chỗ ở tử tế mới có thể đảm bảo sức khỏe, an yên để tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử, tốc độ phát triển nhà ở cho công nhân thua xa tốc độ phát triển các khu công nghiệp… dẫn đến tình trạng có đến 80% số lượng công nhân cả nước phải đi thuê nhà. Là giai cấp có sứ mệnh lịch sử, tiên phong xây dựng đất nước phồn vinh, thì vấn đề lo an cư cho họ chính là mệnh lệnh của cuộc sống.
Nhà ở công nhân… Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Nhu cầu cấp thiết

Những năm vừa qua, mặc dù Chính phủ, các cấp, ngành đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người lao động. Và, “an cư, lạc nghiệp” vẫn là ước mơ xa vời của công nhân, như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Oanh - công nhân Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI - Việt Nam (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội).

Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống
Khu nhà công nhân tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Từ Nghệ An ra Hà Nội làm công nhân, chị Oanh hiện sinh sống trong căn phòng trọ khoảng 10m2 tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Căn phòng lợp fibro xi măng chật chội, ngột ngạt và nóng bức, bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, song với đồng lương hạn hẹp, chỉ 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh không thể có lựa chọn nào tốt hơn.

“Còn gì bằng khi có một chỗ ở tử tế hơn để thuận tiện sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe, nhưng thu nhập của tôi quá thấp nên chỉ có thể thuê được căn phòng như thế này thôi, còn mua nhà riêng thì càng là điều không tưởng. Công nhân chúng tôi chỉ mong sự hỗ trợ của Thành phố thông qua việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, hoặc có gói hỗ trợ người lao động mua nhà giá rẻ, nhà ở xã hội thì mới có điều kiện để cải thiện chỗ ở, an cư, lạc nghiệp” - chị Oanh cho biết.

Mong được hỗ trợ về nhà ở để an cư, lạc nghiệp cũng là nguyện vọng của anh Nguyễn Bá Khang - công nhân Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội. Gia đình gồm 5 người (2 vợ chồng và 3 con nhỏ) của anh Khang sinh sống trong căn phòng trọ chật trội tại Khu tập thể địa chất, thôn Phú Nhi, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, đến nay đã được gần 20 năm.

“Các gia đình khác có điều kiện thì họ thuê nhà với mức từ 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng vợ chồng tôi thu nhập thấp, lại nuôi 3 con ăn học, điều kiện khó khăn nên chỉ thuê phòng với mức 800 nghìn đồng/tháng. Với giá thuê như vậy, chúng tôi chấp nhận sống cảnh chật chội này thôi” - anh Khang chia sẻ và bày tỏ mong muốn các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân sẽ sớm được triển khai, đặc biệt là ở khu vực huyện Mê Linh.

“Tôi mong thành phố Hà Nội sẽ triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội gần với nơi làm việc của công nhân và ưu tiên cho công nhân làm việc lâu năm ở Hà Nội được mua với giá ưu đãi để công nhân ổn định về chỗ ở, thuận tiện trong đi lại, đưa đón con đi học… có như vậy, công nhân mới có thể an tâm làm việc” - anh Khang bộc bạch.

Tương tự là câu chuyện của chị Đàm Thị Kim Dung - công nhân Công ty Goshi Thăng Long (Hà Nội). Với mức thu nhập 8 triệu đồng/tháng, không quá thấp, nhưng chị Dung lại mắc bệnh nặng và một mình nuôi con. Lo cuộc sống hàng ngày cũng đã chật vật, nên việc có một căn nhà riêng, không phải ở trọ của chị Dung chỉ là giấc mơ xa vời.

Ngoài những trường hợp kể trên, trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng còn rất nhiều công nhân lao động khác đang phải sống cảnh ở trọ và chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của Thành phố qua các gói hỗ trợ, các dự án xây nhà ở xã hội mới có thể có cơ hội an cư, lạc nghiệp.

Trên 80% công nhân phải thuê trọ

Tại buổi tọa đàm “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, đánh giá nhu cầu nhà ở và nhà ở xã hội của công nhân hiện nay, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam) cho biết: Ai cũng có nhu cầu về nhà ở, nhưng qua khảo sát thì hiện nay nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, đặc biệt là công nhân di cư tại các tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển như Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An..., tỷ lệ lao động nhập cư lên đến hơn 60%. Trong khi đó, ngay cả công nhân tại địa phương có nhà ở cũng là ở với gia đình, còn từ thu nhập để mua nhà là cực kỳ khó.

“Nhu cầu nhà ở của công nhân rất lớn. Theo thống kê, có từ 80 - 90% đang phải thuê nhà tại các khu trọ do người dân quanh khu công nghiệp xây, số ít ở trong các ký túc xá của các doanh nghiệp, số mua được nhà ở có tính chất nhà ở xã hội rất ít” - ông Vũ Minh Tiến cho biết.

Trong khi đó, tại tọa đàm này, ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thừa nhận, phần lớn công nhân hiện nay đều thuê trọ trong những căn phòng 10m2, với mức thuê từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, với những phòng từ 15 - 20m2 thường có giá trên 1 triệu đồng. Điều kiện chỗ ở chật chội khiến chất lượng sống của người lao động bị ảnh hưởng rất lớn.

“10m2 này vừa là chỗ sinh hoạt, vừa là chỗ ngủ, nghỉ. Chỗ ở của công nhân thường ẩm thấp, tạm thời và không lâu dài, nhanh xuống cấp, điều kiện không đảm bảo khiến sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến năng suất lao động thấp” - ông Nghĩa thông tin. Bên cạnh đó, các yếu tố đi kèm bên ngoài như nơi vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nơi gửi trẻ cũng gần như không có.

Đối với Hà Nội - một trong những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp và có đông công nhân ngoại tỉnh đến làm việc, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp với xấp xỉ gần 170.000 công nhân đang làm việc, nhu cầu nhà ở của người lao động hiện nay Thành phố chưa đáp ứng được. Trong số 10 khu công nghiệp thì chỉ có 4 khu công nghiệp có khu nhà ở công nhân, nhưng cũng đã triển khai xây dựng từ gần 20 năm trước, tỷ lệ số nhà ở dành cho công nhân lao động mới đáp ứng được trên 13%. Tổng số nhà ở công nhân dành cho người lao động mới bố trí được trong 22.000 chỗ ở trên tổng số gần 170.000 công nhân.

“Qua thường xuyên tiếp xúc với công nhân, chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người lao động dù được cải thiện hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thu nhập sụt giảm, nhiều người mất việc làm, khiến cuộc sống càng bấp bênh hơn. Nhiều công nhân phải đi thuê nhà trọ, vì vậy nhà ở xã hội dành cho công nhân là rất cấp thiết, nhất là với những người có gia đình”, ông Tuấn nói.

Phản ánh tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với công nhân lao động Thủ đô năm 2023, diễn ra hôm 18/5 tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, vấn đề nhà ở cho công nhân lao động còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động, là yêu cầu bức xúc hiện nay của đoàn viên, người lao động. Hiện thành phố Hà Nội có trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao,... “Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội, với giá cả phù hợp để an cư, lập nghiệp” - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng nhấn mạnh.

(Còn tiếp)

Phạm Diệp - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động