Ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh tim mạch
Phát biểu tại Lễ mít tinh, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Giám đốc Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam cho biết: Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Mỗi năm, bệnh lý tim mạch bao gồm cả đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu thế giới cướp đi 19,5 triệu sinh mạng (theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022).
Đại biểu tham dự Lễ mít tinh diễn ra sáng nay (16/9) tại Thái Bình. |
Kể cả khi đại dịch Covid-19 xảy ra, theo số liệu năm 2021 thì Covid-19 chỉ là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ ba, còn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vẫn là bệnh tim mạch. Một thực tế đáng lo ngại nữa là, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm tới 75%).
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Theo thống kê của Viện Tim mạch qua các năm từ 2000 đến năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng khoảng 1% mỗi năm và đã chiếm 25%, như vậy, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người tăng huyết áp.
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Giám đốc Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam thông tin về bệnh lý tim mạch tại Lễ mít tinh. |
“Nếu như trước đây, bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hóa. Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Đó là gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội.
Ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh tim mạch! Và số lượng bệnh sẽ vẫn ngày một tăng! Số lượng chết cũng tăng và gánh nặng bệnh tật cũng như chi phí gia tăng… nếu chúng ta không chủ động phòng ngừa”, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng khuyến cáo.
Ngày Tim mạch Thế giới năm nay với chủ đề "Hiểu về trái tim mình bằng cả trái tim" (Use heart, know heart) là một chiến dịch toàn cầu trong đó nhấn mạnh mỗi người chúng ta hãy tự nhận thức và chăm sóc chính trái tim của mình là cách tốt nhất để giảm được các biến cố tim mạch.
Người dân tỉnh Thái Bình tham gia đi bộ hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới năm 2023 với chủ đề "Hiểu về trái tim mình bằng cả trái tim". |
Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới năm nay, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam kết hợp với Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động thực tế tại cộng đồng vào hôm nay (16/9), gồm: Chương trình khám và phát hiện bệnh tim mạch miễn phí cho nhân dân xã Sơn Hà, huyện Thái Thuỵ với hơn 400 người dân được khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường... Ngoài ra, Chương trình sẽ trao tặng phần quà cho 10 gia đình có công với cách mạng.
Đặc biệt, chương trình đi bộ cổ động vì sức khỏe trái tim diễn ra tại Quảng trường 14 tháng 10, thành phố Thái Bình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như khuyến khích người dân tăng cường sức khỏe tim mạch thông qua các hoạt động thể chất. Tham gia đi bộ có khoảng hơn 2.000 người thuộc mọi lứa tuổi trên địa bàn tỉnh.
Ban Tổ chức sẽ tổ chức tọa đàm "Lắng nghe trái tim bạn" cho người dân với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ tim mạch đến từ Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm cập nhật liến thức y khoa tim mạch có cán bộ và nhân viên y tế của tỉnh Thái Bình, Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam tổ chức tập huấn cho hơn 150 bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng với các kiến thức mới nhất về bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp.
Tại Lễ mít tinh, các chuyên gia về tim mạch đưa ra một vài lời khuyên để có trái tim khỏe: - Kiểm soát cân nặng, giảm cân nặng (nếu thừa cân). - Không hút thuốc lá, thuốc lào. - Không ăn nhiều mỡ động vật. - Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn) (dưới 6gr muối/ ngày). - Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày. - Hạn chế uống rượu bia. - Tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui vẻ. Kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp của mình. Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ đó. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46