51 sản phẩm của huyện Mê Linh tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Để cụ thể hóa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ngày 6/4/2020, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh đã ban hành Kế hoạch 215 để triển khai thực hiện trên địa bàn huyện trong năm 2020. Kế hoạch được triển khai với mục tiêu đặt ra trên địa bàn huyện Mê Linh sẽ có từ 30 đến 36 sản phẩm được xem xét đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Trên 50 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mê Linh. |
Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của huyện Mê Linh, sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của các sở, ngành Thành phố và sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ gia đình và Công ty cổ phần Sông Đà Kinh Bắc, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 7 đơn vị, với trên 50 sản phẩm đã được xem xét công nhận là sản phẩm OCOP của huyện năm 2020.
Theo đó, 7 chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật tư và giống cây trồng Hà Nội (hoa); Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao (bưởi); Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (trái cây); Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (rau củ các loại); Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn và dịch vụ nông nghiệp Minh Hưng (rau màu các loại); Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Việt Doanh (rau quả các loại); Hợp tác xã Dịch vụ và thương mại Thành Tâm (bưởi).
Các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm trả lời những câu hỏi của Hội đồng đánh giá. |
Tại hội nghị, các thành viên Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố Hà Nội và đại diện Hội đồng và tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mê Linh đã chấm điểm các sản phẩm theo tiêu chí như: Tổ chức sản xuất; sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm…
Là một trong những cơ sở có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần này, ông Lương Văn Phương, Giám đốc Hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao cho biết, ông thấy rất vinh dự khi được đưa sản phẩm bưởi đỏ tham dự chương trình mỗi xã một sản phẩm huyện Mê Linh.
Đặc thù sản phẩm bưởi đỏ rất quý, đã được lưu trữ và bảo tồn từ 50 tới 60 năm, bưởi đỏ cũng có hương thơm đặc biệt, phù hợp để thờ dịp Tết. Ông Phương mong muốn từ sản phẩm OCOP này, sản phẩm bưởi đỏ Đông Cao sẽ được chứng nhận chất lượng để bà con yên tâm sử dụng, tạo điều kiện vươn tới thị trường trong và ngoài nước.
Đoàn công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mê Linh. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, so với nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh chậm hơn. Tuy nhiên, địa phương lại đi chậm nhưng chắc. Theo kế hoạch, huyện chỉ đặt mục tiêu có từ 30 đến 36 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, thì hiện tại đã có 51 sản phẩm được thẩm định, cấp sao.
Ông Nguyễn Văn Chí cho biết thêm, dù việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho chủ thể chưa thực hiện được, nhưng các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn vẫn tham gia tích cực nhờ công tác thông tin, tuyên truyền khá tốt. Các chủ thể nhận thức được lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP, từ đó chủ động nâng cấp các sản phẩm tham gia.
Ông Chí cũng lưu ý các thành viên tổ tư vấn giúp việc của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố và đại diện Hội đồng tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mê Linh đánh giá công tâm, để các chủ thể thấy sự công bằng trong quá trình chấm điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội
Nông thôn mới 14/07/2024 20:08