Xử lý “nguội” vi phạm giao thông: Hiệu quả song vẫn nhiều chiêu trò lách

Sau thời gian dài triển khai, hệ thống camera giao thông đã từng bước phát huy hiệu quả tích cực trong việc phát hiện các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT). Theo nhiều chuyên gia, những “mắt thần” đã trực tiếp góp phần nâng cao ý thức của người dân mỗi khi ra đường. Tuy nhiên, ở một số khu vực giao thông nội đô, hiện tượng gây hư hại để “né” camera đã bắt đầu manh nha.
tin nhap 20180615093700 Nguy hiểm từ hành vi lấn làn, lấn tuyến
tin nhap 20180615093700 Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm về giao thông
tin nhap 20180615093700 Đẩy mạnh xử lý vi phạm giao thông

Chuyển biến tích cực

Xử lý “nguội” vi phạm giao thông có thể hiểu là hình thức lực lượng CSGT sử dụng camera bí mật ghi nhận hình ảnh vi phạm. Thông qua hình ảnh camera, việc trích xuất sẽ đảm bảo đủ 4 yếu tố pháp lý là ghi được không gian, thời gian vi phạm, lỗi vi phạm và biển số đăng ký của phương tiện vi phạm.

Trên cơ sở đó, bộ phận đăng ký, quản lý phương tiện sẽ tiến hành xác minh chủ phương tiện; phối hợp với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn xác minh người điều khiển phương tiện vi phạm và gửi thông báo vi phạm. Lực lượng Công an sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt trực tiếp tại gia đình người vi phạm hoặc mời người vi phạm đến trụ sở Phòng CSGT để làm việc.

tin nhap 20180615093700
Sau thời gian dài triển khai, việc xử lý “nguội” các vi phạm giao thông qua camera đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Theo Đại úy Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội), việc xử lý phạt nguội về bản chất là giống bình thường, nhưng ở đây có cung cấp thêm hình ảnh để người vi phạm biết. Hệ thống xử lý này giúp cho người tham gia giao thông hiểu lúc nào cũng có hệ thống giám sát để nâng cao ý thức chấp hành luật. Bên cạnh đó, còn nâng cao ý thức đối với chủ phương tiện khi cho mượn, sang nhượng phương tiện vì khi xe vi phạm, CSGT sẽ chỉ gọi chính chủ.

Theo số liệu từ Ban An toàn giao thông TP Hà Nội, chỉ tính riêng trong quý I/2018, lực lượng liên ngành Công an Thành phố và Sở GTVT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với hơn 144.000 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tạm giữ 4.825 phương tiện vi phạm và 35.495 bộ giấy tờ, tước 3.791 giấy phép lái xe. Đáng chú ý, có 911 xe bị xử phạt nguội thông qua hệ thống camera.

Thực tế, trong quá trình xử lý “nguội” vi phạm, nhiều trường hợp vì nguyên nhân sang nhượng hoặc cho mượn xe đã tỏ ra bất ngờ khi bị “dính” phạt. Trường hợp chị Trần Thị Lan Anh ở Tam Dương (Vĩnh Phúc) là ví dụ. Được biết, khi cán bộ Công an đến nhà thông báo vi phạm không đội mũ bảo hiểm chị Lan Anh mới té ngửa nhớ chuyện mình cho bạn mượn xe để đi. Theo tìm hiểu, khi cán bộ CSGT đưa ra hình ảnh, chị Lan Anh nhận ra đúng người bạn đang điều khiển xe của mình nên đã liên lạc với anh này yêu cầu đến cơ quan Công an làm việc, nộp phạt. Về phía người vi phạm dù khá bất ngờ khi biết việc mình bị ghi hình do không đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn vui vẻ lên nộp phạt, làm bản kiểm điểm, hứa sẽ không tái phạm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam) ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của người dân vẫn chưa cao. Dễ thấy nhất là ở các đoạn đường, tuyến đường có biển báo tốc độ, biển cấm dừng đậu… Song nếu không có bóng dáng lực lượng chức năng, người tham gia giao thông thường thiếu ý thức, chạy vượt quá tốc độ, lấn làn, hay đậu dừng tràn lan, gây mất trật tự an toàn giao thông. “Thường lái xe cứ nghĩ không có CSGT đứng chốt nên dù có vi phạm cũng không ai phát hiện, xử phạt và thế là họ vi phạm tràn lan. Hiện nay, với hệ thống camara giám sát được lắp đặt tại nhiều tuyến đường tại Hà Nội cùng với việc lực lượng CSGT đi ghi hình đã có thêm cơ sở để xử lý những hành vi vi phạm giao thông, gây nguy hiểm cho người khác” – ông Nguyễn Ngọc Sinh cho biết.

Nảy sinh chiêu trò đối phó

Được biết, từ cuối năm 2014, Hà Nội đã đầu tư hệ thống camera trên hàng loạt tuyến phố. Các tuyến giao thông trọng điểm của thành phố như tuyến đường Nguyễn Trãi, Giáp Bát - Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ - cầu Chương Dương; Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long… đã được lắp đặt xong. Tại những ngã tư giao lộ đông đúc như Điện Biên Phủ - Trần Phú hay Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Xã Đàn… đã được lắp từ 3 - 6 camera đảm bảo giám sát được phương tiện giao thông từ mọi hướng.

Theo các lực lượng chức năng, ngoài dùng để phạt, hệ thống này cũng sẽ đo được lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trong một khoảng thời gian, từ đó tính toán được giải pháp tối ưu để điều khiển đèn tín hiệu nhằm giảm thiểu hiện tượng ùn ứ, giúp giao thông thông suốt.

Theo tìm hiểu, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bằng hệ thống camera được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 64, Luật xử lí vi phạm hành chính. Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.

Được biết, trong quá trình thực hiện, việc xử phạt nguội các lỗi vi phạm bên cạnh mặt tích cực hiện cũng bộc lộ những khó khăn nhất định. Cụ thể, ở khu vực do Đội CSGT số 6 quản lý đã manh nha xuất hiện hiện tượng đối phó với camera hết sức tinh vi. Minh chứng dễ thấy nhất là trên trục đường Vành đai 3 trên cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng lúc tình hình thời tiết phức tạp như mưa bão, đêm tối… để quay camera sang hướng khác hoặc làm hư hại thiết bị này. “Với những hiện tượng vi phạm này, chúng tôi đã tích cực triển khai phối hợp với các lực lượng như Công an phường, Thanh tra Giao thông… tăng cường tuần tra, xử lý” – Đại diện Đội CSGT số 6 nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến người dân đồng tình với chủ trương sử dụng camera giám sát giao thông và việc buộc các chủ phương tiện phải thực hiện nộp phạt trước khi đăng kiểm xe, cũng có không ít trường hợp chủ phương tiện lại không phải là người sử dụng. Điều này gây khó khăn nhất định khi khó xác định được người vi phạm do thay đổi địa chỉ hoặc đi vắng dài ngày, khó xử lý hành chính.

Theo Đại úy Trần Quang Chinh, ở Đội CSGT số 6 công tác xử lý “nguội” vi phạm được triển khai mạnh. Thông qua các trang thiết bị chuyên dụng, cán bộ chiến sỹ CSGT sẽ xử lý các vi phạm như dừng, đỗ trái phép… từ những hình ảnh thu được, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông… và gửi hình ảnh vi phạm về đơn vị quản lý bến xe để có phương án xử phạt. “Đơn vị đã tiến hành xử lý vi phạm qua hình thức ghi hình, phạt nguội chủ yếu trên các tuyến giao thông chính như: Phạm Hùng, Phạm Văn đồng, Đại lộ Thăng Long… việc đưa công nghệ để áp dụng vào trong xử lý vi phạm là rất cần.

Và với hình thức phạt nguội, nhiều đơn vị doanh nghiệp vận tải đã nắm bắt và khắc phục được những vi phạm, ý thức của tài xế. Nói cách khác, việc xử lý đã mang lại những kết quả tích cực, chuyển biến rõ rệt về ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ của các chủ phương tiện đã giảm rõ rệt, kể cả trong những trường hợp không có lực lượng chức năng tại khu vực” - Đại úy Trần Quang Chinh chia sẻ.

Được biết, trong quá trình thực hiện, việc xử phạt nguội các lỗi vi phạm bên cạnh mặt tích cực hiện cũng bộc lộ những khó khăn nhất định. Cụ thể, ở khu vực do Đội CSGT số 6 quản lý đã manh nha xuất hiện hiện tượng đối phó với camera hết sức tinh vi. Minh chứng dễ thấy nhất là trên trục đường Vành đai 3 trên cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng lúc tình hình thời tiết phức tạp như mưa bão, đêm tối… để quay camera sang hướng khác hoặc làm hư hại thiết bị này. “Với những hiện tượng vi phạm này, chúng tôi đã tích cực triển khai phối hợp với các lực lượng như Công an phường, Thanh tra Giao thông… tăng cường tuần tra, xử lý” – Đại diện Đội CSGT số 6 nhấn mạnh.

Phạm Thảo – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Xem thêm
Phiên bản di động