Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm về giao thông

Không chỉ “đầu trần” phóng xe máy điện, xe đạp điện tốc độ cao, phớt lờ các quy định về an toàn giao thông, nhiều học sinh khối THPT trên địa bàn Hà Nội còn đi xe máy đến trường. 
nghiem khac xu ly hoc sinh vi pham ve giao thong Xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép, cổ vũ bóng đá quá khích
nghiem khac xu ly hoc sinh vi pham ve giao thong An toàn giao thông năm 2017 chuyển biến tích cực
nghiem khac xu ly hoc sinh vi pham ve giao thong Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác giáo dục An toàn giao thông

Mặc dù, ban giám hiệu các trường học đã tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên tình trạng vi phạm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tiếp tục làm tốt việc tuyên truyền, nhắc nhở, đồng thời xử lý nghiêm khắc hơn nữa các vi phạm của học sinh.

Vi phạm

7h ngày 18-1, có mặt tại cổng Trường THPT Việt - Đức (quận Hoàn Kiếm), phóng viên nhận thấy, số học sinh không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe máy điện, xe đạp điện “không đếm xuể”. Nhiều học sinh treo mũ bảo hiểm ở xe, “đầu trần” chạy xe vào trường, song không gặp bất cứ trở ngại gì. Đáng nói, tại đây vẫn còn tình trạng học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường và gửi xe trên vỉa hè phố Lý Thường Kiệt (đoạn giáp cổng trường).

nghiem khac xu ly hoc sinh vi pham ve giao thong
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín) không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện.

Tương tự, khảo sát tại một số trường THPT khác như Kim Liên (quận Đống Đa); Quang Trung (quận Hà Đông); Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín); Tân Lập (huyện Đan Phượng)… tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ nói chung và không đội MBH khi đi xe máy điện, xe đạp điện vẫn diễn ra phổ biến. Chỉ trong khoảng 10 phút quan sát trước cổng các nhà trường trước giờ vào lớp hay mỗi buổi tan học, phóng viên ghi nhận hàng trăm trường hợp học sinh không đội MBH. Hệ lụy của việc không đội MBH khi xảy ra tai nạn đã hiện hữu, nhưng bất chấp nguy hiểm, các em vẫn “đầu trần” phóng nhanh, vượt ẩu, thậm chí vừa đi vừa trêu đùa nhau trên đường.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Công an TP Hà Nội) và Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - cơ động, công an một số quận, huyện đều thừa nhận tình trạng học sinh THCS và THPT vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra nhiều, trong đó hành vi vi phạm phổ biến nhất là không đội MBH khi đi xe máy, xe đạp điện, xe máy điện; học sinh đi xe máy trên 50cm3 đến trường khi chưa có giấy phép lái xe. Nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của học sinh và một bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế; công tác phối hợp trong việc tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, liên tục dẫn đến vi phạm tái diễn…

Cần gửi danh sách học sinh vi phạm đến trường học

Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tá Vũ Văn Hoài, Đội trưởng Đội Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội cho biết, khó nhất trong việc xử lý hiện nay là khi bị dừng xe kiểm tra, nhiều học sinh sợ hãi, khóc lóc; có trường hợp không khai báo trung thực tên, tuổi, địa chỉ, đồng thời viện ra nhiều lý do dẫn đến vi phạm như vội, sợ muộn học… Ngoài ra, một số học sinh không có tiền nộp phạt hành chính, trong khi phụ huynh không hợp tác kịp thời với lực lượng chức năng khi con em mình vi phạm.

Cũng theo Thiếu tá Vũ Văn Hoài, trong năm 2017 và tháng 1-2018, toàn thành phố đã xử lý 261.232 trường hợp không đội MBH khi đi xe máy, xe máy điện, xe đạp điện. Tuy nhiên, vì những khó khăn kể trên nên số học sinh vi phạm bị xử lý chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu vẫn là tuyên truyền, nhắc nhở.

Chung quan điểm, Thiếu tá Chu Văn Giang, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - cơ động Công an huyện Đan Phượng cho rằng, hầu hết học sinh khi nhìn thấy lực lượng Cảnh sát giao thông cắm chốt hoặc tuần tra đã quay đầu bỏ chạy, gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông. Hơn nữa, nhiều học sinh không mặc đồng phục khi đi xe, sau khi gửi xe ở các gia đình xung quanh cổng trường mới mặc và đi bộ vào trường… nên việc xử lý không dễ thực hiện.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lập (Đan Phượng), cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan đến an toàn giao thông tới học sinh toàn trường, những năm gần đây nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý, xử lý học sinh vi phạm, như nhắc nhở trước cờ, mời phụ huynh đến gặp lãnh đạo nhà trường, hạ hạnh kiểm nếu tái phạm… Tuy nhiên, do ý thức chấp hành của một bộ phận học sinh còn hạn chế, phụ huynh vẫn dung túng cho con em mình, nên vẫn còn tình trạng học sinh không đội MBH khi đi xe máy điện, xe đạp điện.

Được biết, từ tháng 4-2015 đến nay, Công an TP Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử phạt hành vi không đội MBH cho trẻ em khi đi xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện. Ngành Giáo dục đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh; tổ chức ký cam kết với phụ huynh không giao xe máy khi học sinh chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội MBH cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông... Nhưng, sau mỗi đợt ra quân tuyên truyền, xử lý, vi phạm lại tái diễn.

Do đó, cùng với việc chú trọng, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến phụ huynh, học sinh, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp mạnh hơn, xử lý nghiêm khắc và gửi danh sách học sinh vi phạm đến các nhà trường để có biện pháp quản lý, giáo dục hiệu quả nhất.

Theo Hoàng Minh/Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động