Coi trọng tình người!
Ủng hộ xe buýt! | |
Em đồng ý với bác! | |
Đúng là như vậy |
- Vậy bác băn khoăn chuyện gì?
- Băn khoăn về cái Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
- À, cái quy định xử phạt giáo viên đánh học sinh và phụ huynh, học sinh xúc phạm giáo viên phải không bác.
- Thì rõ thế. Trong Dự thảo này tớ thấy có nhiều điều khoản rất khó thực thi.
- Bác thấy đấy, trước thực trạng liên tiếp xẩy ra các vụ học sinh bị giáo viên bạo hành, nhất là bậc mầm non; rồi cũng liên tiếp các vụ học sinh, phụ huynh xúc phạm, thậm chí đánh giáo viên…Vì thế em cho rằng cái Dự thảo này là cần thiết. Song…
-Tớ có nói là không cần thiết đâu, nhưng khó thực hiện lắm. Tớ chỉ sợ rồi lại như cái anh xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng, nào đã xử phạt được ai đâu. Các chế tài trong Nghị định lại không đi vào cuộc sống, hóa ra chỉ là hình thức.
-Nếu cứ nghĩ như bác thì sẽ chả quy định được cái gì cả. Theo em nếu thấy cần thiết để điều chỉnh các mối quan hệ trong môi trường giáo dục thì cần phải ra Nghị định. Còn chuyện thực hiện thế nào lại là chuyện khác.
-Tất nhiên là thế rồi, nhưng chú nghe cho kỹ nhé: Điều 32 của Dự thảo này quy định, giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể phạt lên đến mức cao nhất là 30 triệu đồng rõ ràng là không khả thi và không cần thiết dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn việc xúc phạm, bạo lực học đường.
-Em vẫn nghĩ quy định xử phạt là cần thiết, song cái khó là phải xác định thế nào là xúc phạm nhân phẩm, thân thể, chứ giáo viên dạy bảo học sinh, rồi học sinh kêu bị xúc phạm, vậy là phạt sẽ dễ gây tác dụng ngược.
-Đúng vậy, ngay bản thân nhiều phụ huynh học sinh cũng cho rằng đề xuất phạt tiền là khó hiểu. Nếu như thế này thì giáo viên còn đâu cái uy quyền gì mà dạy nữa. Trường hợp mắng chửi phạt học sinh quá đáng thì có ít thôi, mục đích để học sinh đó ngoan hơn chứ ko phải có ý hạ nhục học sinh.
-Thế nên vấn đề là Dự thảo Nghị định khi đưa ra định lượng phạt cũng cần định hướng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”? Cần nghiên cứu để đưa ra thông tin cụ thể, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các chế tài từ thấp đến cao, từ nhắc nhở, phê bình đến buộc thôi việc. Phạt tiền cũng phải đi từ mức độ thấp đến cao.
-Ở chiều ngược lại, chế tài phạt tiền đến 30 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục…cũng cần phải phân định rõ ràng. Nếu không sẽ làm mất đi mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
-Đúng là trước thực trạng mà dư luận cho là “đạo đức học đường đang xuống cấp”, thì việc “mổ xẻ” để đưa ra các chế tài xử phạt là cần thiết, song điều này có thể sẽ gây nên những bức xúc trong môi trường giáo dục, làm giảm đi sự hứng khởi yêu nghề của các thầy cô giáo.
-Thời gian qua xã hội bức xúc trước tình trạng thầy đánh trò, trò đánh thầy, song những trường hợp này chỉ là cá biệt trong hàng triệu giáo viên, hơn 20 triệu học sinh, không nên đánh giá chung của cả ngành, để đưa ra các chế tài cứng nhắc như vậy.
-Em nói rồi, vấn đề là phải xác định rõ được thế nào là “xúc phạm”, là “xâm hại”? Ngay như giáo dục của ta và nhiều nước trên thế giới, hiện tượng thầy sử dụng roi để dạy trẻ không hiếm, và không phải cứ như thế là bạo hành trẻ.
-Các cụ ta có câu: “Yêu cho roi, cho vọt”, cũng như các bậc phụ huynh dạy con cái, người thầy sử dụng liệu pháp roi vọt lại cũng đem đến giá trị giáo dục cao. Vậy thì Dự thảo muốn khả thi phải làm rõ được khi nào thầy đánh trò là bạo hành, khi nào là không. Nếu không làm rõ được khái niệm này, liệu rằng khi luật được ban hành, thầy có quá sợ trò mà không thể lên lớp giảng dạy; hoặc có lên lớp thì mặc cho trò muốn làm gì thì làm, không dám can thiệp, bởi số tiền phạt lớn (có thể bằng 4, 5 tháng lương) treo lơ lửng trên đầu.
-Và tất nhiên với chế tài này chắc chắn các học sinh sẽ khó mà nhìn ra lỗi sai của mình, thậm chí chẳng cần quan tâm đến mọi nội quy, luật lệ… vì người thầy mà uốn nắn, nghĩa là có “đụng đến” thì đã có chế tài bênh vực chúng.
-Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang mô hình thầy và trò cùng tương tác lẫn nhau. Làm thế nào để triết lý giáo dục này đến được với tất cả học sinh, giáo viên thì chúng ta sẽ khắc phục được các hình phạt, còn một khi vẫn giữ triết lý cũ sẽ không thể khắc phục.
-Em phản đối bạo lực, nhất là bạo lực trong môi trường giáo dục, song để điều chỉnh hiện tượng này cũng cần xét đến giáo dục đạo đức, coi trọng tình người; chứ chỉ đơn thuần là các chế tài cứng nhắc, e rằng rất khó thuyết phục.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00